BÀI 6: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT (TIẾP THEO)

III. QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA NITƠ TRONG ĐẤT VÀ CỐ ĐỊNH NITƠ

1. QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA NITO TRONG ĐẤT

 

- Thực vật hấp thụ nitơ ở dạng NH4NO3

- Quá trình chuyển hóa NO3-  thành N2 làm mất nguồn dinh dưỡng nitơ của đất và cây.

- Quá trình này do các vi sinh vật kị khí thực hiện, đặc biệt diễn ra mạnh trong đất kị khí.

=> Để ngăn chặn sự mất mát nitơ cần đảm bảo độ thoáng cho đất.

QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA NITO TRONG ĐẤT

2. QUÁ TRÌNH CỐ ĐỊNH NITƠ PHÂN TỬ

* CON ĐƯỜNG SINH HỌC

- Là quá trình liên kết N2với H2để hình thành NH3 chủ yếu do các vi sinh vật thực hiện nhờ enzim nitrôgenaza.

* Nitrôgenaza có khả năng bẻ gãy ba liên kết cộng hóa trị bền vững giữa hai nguyên tử nitơ (N≡N) để nitơ liên kết với hidrô tạo NH3, trong MÔI TRƯỜNG NƯỚC NH3 chuyển thành NH4+.

- Có 2 nhóm vi sinh vật cố định nitơ:

+ Vi sinh vật sống tự do.

VD. Vi khuẩn lam (Cyanobacteria) có nhiều ở ruộng lúa.

+ Nhóm cộng sinh với thực vật.

VD. Vi khuẩn thuộc chi Rhizobium tạo nốt sần ở rễ cây họ đậu.

(NH4+ ----- nitrosômnas -----> NO2 ----- Nitrobacter -----> NO3- ----- Pseudomonas -----> N2)

 

- Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra:

+ Có các lực khử mạnh.

+ Được cung cấp năng lượng ATP.

+ Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.

+ Thực hiện trong điều kiện kị khí.

 

- Hai điều kiện: lực khử và năng lượng do vi khuẩn có khả năng cố đinh nitơ tự tạo ra hoặc lấy từ quá trình quang hợp, hô hấp, lên men trong cơ thể cộng sinh.

 

* CON ĐƯỜNG VẬT LÍ - HÓA HỌC

Sự phóng điện trong cơn giông đã oxi hóa N2 thành nitrat.

IV. PHÂN BÓN VỚI NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ MÔI TRƯỜNG

1. BÓN PHÂN HỢP LÍ VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG

- Để cây trồng có năng suất cao cần bón phân hợp lí:

    • Đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng.
    • Đúng nhu cầu của giống, loài cây trồng.
    • Phù hợp với thời kì sinh trưởng và phát triển của cây.
    • Phù hợp với điều kiện đất đai và thời tiết mùa vụ.

2. CÁC PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN

- Bón qua rễ (bón vào đất)

  • Dựa vào khả năng hấp thụ ion khoáng từ đất của rễ.
  • Gồm bón lót trước khi trồng cây và bón thúc sau khi trồng cây.

 

- Bón phân qua lá

  • Dựa vào sự hấp thụ các ion khoáng qua khí khổng.
  • Dung dịch phân bón qua lá phải có nồng độ ion khoáng thấp.
  • Chỉ bón phân qua lá khi trời không mưanắng không gay gắt.

3. PHÂN BÓN VÀ MÔI TRƯỜNG

Khi lượng phân bón vượt quá mức tối ưu, cây sẽ không hấp thụ hết.

Dư lượng phân bón

Làm xấu tính chất lí hóa của đất và gây ô nhiễm môi trường.