- TIẾNG VIỆT
- TIẾNG ANH
- TOÁN PHỔ THÔNG
- TOÁN LOGIC
- TOÁN SỐ LIỆU
- VẬT LÝ
- HÓA HỌC
- SINH HỌC
- PHẦN IV: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
- Chương 1: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT
- A. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
- BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
- BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
- BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC
- BÀI 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG
- BÀI 5: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT
- BÀI 6: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT (TIẾP THEO)
- BÀI 7: THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN
- BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
- BÀI 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3,C4 VÀ CAM
- BÀI 10: ẢNH HƯỞNG CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP
- BÀI 11: QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
- BÀI 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
- BÀI 13: THỰC HÀNH: PHÁT HIỆN DIỆP LỤC VÀ CAROTENOIT
- BÀI 14: THỰC HÀNH: PHÁT HIỆN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
- B. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT
- A. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
- Chương 1: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT
- PHẦN V : DI TRUYỀN HỌC
- PHẦN VI: TIẾN HÓA
- PHẦN VII: SINH THÁI HỌC
- PHẦN IV: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
- ĐỊA LÍ
- LỊCH SỬ
BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
- Trong cây có 2 dòng vận chuyển chính:
- DÒNG MẠCH GỖ (Dòng đi lên): Vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và những thành phần khác của cây. (Ngoài ra nước còn vận chuyển theo con đường qua mạch rây, hoặc vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại).
- DÒNG MẠCH RÂY (Dòng đi xuống): vận chuyển các chất hưu cơ và các ion khoáng di động như K+,Mg2+.. từ các tế bào quang hợp trong các phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trự̃ (rễ, hạt, củ, quả,..)
I. DÒNG MẠCH GỖ
1. CẤU TẠO
MẠCH GỖ (xilem) |
Gồm các tế bào chết là quản bào và mạch ống. | ![]() |
CẤU TẠO |
Các tế bào cùng loại nối với nhau theo cách: đầu tế bào này gắn với đầu tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá để cho dòng mạch gỗ di chuyển bên trong. Quản bào cũng như mạch ống xếp sát vào nhau theo cách lỗ bên của tế bào này sít khớp với lỗ bên của tế bào khác tạo lối đi cho dòng vận chuyển ngang. Thành mạch gỗ được linhin hóa tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước. |
2. THÀNH PHẦN
Gồm chủ yếu là: nước và các ion khoáng.
Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ (như axit amin, amit, vitamin, hoocmôn xitôkinin, ancalôit,…).
3. ĐỘNG LỰC
Có 3 động lực khiến dòng mạch gỗ di chuyển ngược chiều với trọng lực mà lên được độ cao đến hàng chục mét: | |
- Lực đẩy (áp suất rễ). Có thể quan sát qua 2 hiện tượng:
|
![]() |
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá. (Động lực chính) |
|
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. |
II. DÒNG MẠCH RÂY
1. CẤU TẠO
- Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây (tế bào hình rây) và tế bào kèm.
2. THÀNH PHẦN
- Dịch mạch rây gồm chủ yếu là:
-
- saccarozo, các axit amin, vitamin, hoocmon thực vật.
- Một số chất hữu cơ khác (như ATP,..).
- Một số ion khoáng được sử dụng lại.
- pH từ 8,0 – 8,5.
3. ĐỘNG LỰC
- Là chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (1) áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa (2) áp suất thẩm thấu thấp.
(1): nơi saccarozo được tổng hợp.
(2): nơi saccarozo được sử dụng hay được dự trữ.