- TIẾNG VIỆT
- TIẾNG ANH
- TOÁN PHỔ THÔNG
- TOÁN LOGIC
- TOÁN SỐ LIỆU
- VẬT LÝ
- HÓA HỌC
- SINH HỌC
- PHẦN IV: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
- PHẦN V : DI TRUYỀN HỌC
- PHẦN VI: TIẾN HÓA
- PHẦN VII: SINH THÁI HỌC
- ĐỊA LÍ
- LỊCH SỬ
Bài 13. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIẾN HIỆU CỦA GEN
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
Gen (ADN) → mARN → Polipeptit → Prôtêin → tính trạng.
=> Quá trình biểu hiện của gen qua nhiều bước nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngoài chi phối.
II. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN VÀ MÔI TRƯỜNG
VD.
ĐỐI TƯƠNG NGHIÊN CỨU |
YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG |
MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN RA KIỂU HÌNH |
Giống thỏ Himalaya |
t0 khác nhau |
Lông trên những vùng khác nhau: màu khác nhau. |
Hoa cẩm tú cầu |
pH đất khác nhau |
Màu hoa khác nhau. |
Bệnh Phêninkêtô niệu |
Chế độ dinh dưỡng khác nhau |
Mức độ biểu hiện của bệnh khác nhau. |
KẾT LUẬN
- Kiểu gen ------- Môi trường-------> Kiểu hình.
- Giống -------- Kĩ thuật sản xuất----> Năng suất.
III. MỨC PHẢN ỨNG CỦA KIỂU GEN
Là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
Tính trạng SỐ LƯỢNG (năng suất, khối lượng…) thường có mức phản ứng RỘNG (dễ thay đổi).
Tính trạng CHẤT LƯỢNG (tỉ lệ bơ trong sữa…) thường có mức phản ứng HẸP (khó thay đổi).
Để xác định mức phản ứng của 1 KIỂU GEN cần phải:
- Tạo ra các cá thể sinh vật có cùng 1 KIỂU GEN.
- Nuôi, trồng ở những môi trường khác nhau.
- Thu thập tất cả các kiểu hình biểu hiện => Mức phản ứng của KIỂU GEN đó.
Mức phản ứng do gen quy định nên được DI TRUYỀN
IV. SỰ MỀM DẺO KIỂU HÌNH (THƯỜNG BIẾN)
Là hiện tượng 1 KIỂU GEN có thể thay đổi kiểu hình TRƯỚC những điều kiện môi trường khác nhau.
Đặc điểm:
Có tính chủng loại, định hướng và KHÔNG di truyền được.
Mức độ mềm dẻo của kiểu hình sẽ PHỤ THUỘC vào kiểu gen, mỗi KIỂU GEN chỉ có thể điều chỉnh KIỂU HÌNH của mình trong một phạm vi nhất định.
Ý nghĩa: giúp sinh vật THÍCH NGHI với sự thay đổi của môi trường, nên có Ý NGHĨA GIÁN TIẾP trong tiến hóa.