Bài 11. LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN

I. LIÊN KẾT GEN (LKG)

1. THÍ NGHIỆM CỦA MOOCGAN

Ở ruồi giấm:

Ptc: ♀ Thân xám, cánh dài x ♂ Thân đen, cánh cụt

F1 : 100% thân xám, cánh dài.

Cho ruồi ♂ F1 lai phân tích

Pa : ♂ F1 thân xám, cánh dài x ♀ thân đen, cánh cụt

Fa : 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen cánh cụt

2. GIẢI THÍCH

Mỗi NST gồm 1 phân tử ADN. Trên 1 phân tử ADN chứa nhiều gen, mỗi gen chiếm 1 vị trí xác định (lôcut) các gen trên 1 NST THƯỜNG di truyền cùng nhau (gen liên kết).

Số nhóm gen liên kết  = số lượng NST trong bộ đơn bội (n).

VD. Ruồi giấm có 2n = 8 n = 4 4 nhóm gen liên kết.

II. HOÁN VỊ GEN (HVG)

1. THÍ NGHIỆM CỦA MOOCGAN VÀ HIỆN TƯỢNG HOÁN VỊ GEN

Ptc: ♀ Thân xám, cánh dài x ♂ Thân đen, cánh cụt

F1 : 100% thân xám, cánh dài.

Cho ruồi  ♀ F1 lai phân tích:

Pa : ♀ F1 thân xám, cánh dài x ♂  thân đen, cánh cụt

Fa 965 thân xám, cánh dài

944 thân đen, cánh cụt

206 thân xám, cánh cụt

185 thân đen, cánh dài

2. CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC CỦA HIỆN TƯỢNG HOÁN VỊ GEN (HVG)

Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST.

Trong giảm phân TẠO giao tử cái ở 1 số tế bào, khi các NST tương đồng tiếp hợp với nhau đã xảy ra trao đổi đoạn NST (trao đổi chéo).

=> Các gen có thể ĐỔI vị trí cho nhau 

=> Xuất hiện tổ hợp gen mới (HVG).

3. TẦN SỐ HOÁN VỊ GEN

Được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình tái tổ hợp gen (tổng tỉ lệ % giao tử hoán vị).

(Lưu ý: Số lượng cá thể có KH tái tổ hợp thường NHỎ HƠN số lượng cá thể có KH bình thường.)

VD: Trong thí nghiệm của Moocgan:

                                   206 + 185

Tần số HVG = —————————————— x 100 = 17%

                        965 + 944 + 206 + 185

Hai gen nằm CÀNG GẦN NHAU thì tần số trao đổi chéo CÀNG THẤP, và ngược lại.

Tần số hoán vị gen KHÔNG vượt quá 50%.

III. Ý NGHĨA CỦA HIỆN TƯỢNG LKG VÀ HVG

1. Ý NGHĨA CỦA LKG

Duy trì sự ổn định của loài.

Đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gen quý, có ý nghĩa trong chọn lọc giống.

2. Ý NGHĨA CỦA HVG

Tạo nguồn biến dị tổ hợpnguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.

Căn cứ tần số HVG khoảng cách tương đối của các gen trên NST (lập bản đồ di truyền)

Có thể xem tần số HVG là thước đo khoảng cách tương đối giữa các gen trên NST. Đơn vị đo khoảng cách gen được tính bằng 1% HVG hay 1cM.

Biết bản đồ gen có thể dự đoán trước tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai, có ý nghĩa trong chọn giống nghiên cứu khoa học.