Bài 12. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN

I. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH

2. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH

KHÁI NIỆM Di truyền liên kết với giới tính là sự di truyền của tính trạng thường do gen trên NST giới tính qui định.
ĐẶC ĐIỂM

Gen trên NST X

(không alen trên Y)

- Di truyền chéo.

- Sự biểu hiện của tính trạng phân bố không đều ở 2 giới.

VD: Ở người bệnh máu khó đông, bệnh mù màu,...do gen lặn trên NST X à Đa số nam bệnh nhiều hơn nữ.

- Kết quả của phép lai thuận lai nghịch: khác nhau.

Gen trên NST Y

(không alen trên X)

- Di truyền thẳng (luôn biểu hiện kiểu hình ở giới XY).

VD. tính trạng có túm lông trên vành tai, dính ngón tay 2, 3 ở người chỉ có ở nam.

- Thường NST Y ở các loài chứa ít gen.

Ý NGHĨA

- Phân biệt sớm giới tính vật nuôi → tiến hành nuôi giới có năng suất cao.

 VD. tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái.

II. DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN

Năm 1909, Coren (Correns) phát hiện trên cây hoa phấn.

Thí nghiệm:

PHÉP LAI THUẬN

PHÉP LAI NGHỊCH

P : cây lá đốm  cây lá xanh

F1:         100% cây lá đốm

P : cây lá xanh  cây lá đốm

F1         100% cây lá xanh

=> Kết quả LAI THUẬN LAI NGHỊCH khác nhau, đời con luôn có kiểu hình giống mẹ.

Cơ sở di truyền: Các gen ngoài nhân (trên ADN của ti thể, lục lạp) chỉ di truyền theo dòng mẹ gọi là di truyền ngoài nhân (hay di truyền tế bào chất).

Nguyên nhân: Vì trong sinh sản hữu tính, giao tử ♂ chỉ cho nhân còn tế bào chất nuôi hợp tử phát triển là của tế bào trứng.

VD. Bệnh động kinh ở người do gen đột biến không sản xuất đủ ATP nằm trong ti thể quy định.