Bài 10. TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN

I. TƯƠNG TÁC GEN

Là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành 1 kiểu hình (các gen không tương tác trực tiếp với nhau mà chỉ có sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau).

Gồm có:

Tương tác giữa các gen alen (trội - lặn)

Tương tác giữa các gen KHÔNG alen.

II. TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC GEN KHÔNG ALEN

1. TƯƠNG TÁC BỔ SUNG

Khái niệm: Các gen KHÔNG alen hoạt động cùng nhau xác định sự phát triển 1 tính trạng mới.

VD. (A-B-): hoa đỏ; (A-bb, aaB-, aabb): hoa trắng

P: AaBb x AaBb

F1: Cho tỉ lệ kiểu hình 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng.

2. TƯƠNG TÁC CỘNG GỘP

Khái niệm: Mỗi gen đóng góp 1 phần như nhau vào sự phát triển của tính trạng.

VD. Màu da của người do ít nhất 3 gen (A,B,C) nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau quy định theo kiểu tương tác cộng gộp.

Phần lớn các tính trạng số lượng (năng suất)do nhiều gen tương tác cộng gộp quy định.

III. TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN

1. KHÁI NIỆM

Là 1 gen mà SẢN PHẨM của nó có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.

2. Ý NGHĨA

Là cơ sở để giải thích hiện tượng biến dị tương quan.

Khi những gen đa hiệu bị đột biến thì nó sẽ đồng thời kéo theo sự biến dị ở những tính trạng mà nó chi phối.

3. VÍ DỤ

Ở người:

Gen HbA: Hồng cầu bình thường.

Gen HbS: Hồng cầu hình lưỡi liềm xuất hiện hàng loạt rối loạn bệnh lí trong cơ thể.