BÀI 19: TUẦN HOÀN MÁU (TIẾP THEO)

III. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM

1. QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG CỦA TIM

"TẤT CẢ HOẶC KHÔNG CÓ GÌ"

Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng: cơ tim hoàn toàn không co bóp.

Khi kích thích với cường độ tới ngưỡng: cơ tim đáp ứng bằng co tối đa.

Nếu kích thích với cường độ trên ngưỡng: không làm cơ tim co mạnh hơn.

2. TÍNH TỰ ĐỘNG CỦA TIM

Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim.

Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim.

Hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.

* Hoạt động của hệ dẫn truyền tim:

Nút xoang nhĩ tự phát sung điện

Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ (làm tâm nhĩ co) và lan đến nút nhĩ thất

Bó His

Theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất (làm tâm thất co).

3. CHU KÌ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM

Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì.

Mỗi chu kì hoạt động của tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ (đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất), sau đó là pha co tâm thất (đẩy máu từ tâm thất vào động mạch chủ và động mạch phổi), và cuối cùng là pha dãn chung.

Chu kì tim người trưởng thành khoảng 0,8 giây gồm:

  • Pha co tâm nhĩ (0,1 giây)
  • Pha co tâm thất (0,3 giây)
  • Pha dãn chung (0,4 giây)

=> 1 phút có khoảng 75 chu kì tim (nghĩa là nhịp tim 75 lần/phút)

* trẻ sơ sinh: 120 - 140 lần/phút; trẻ càng lớn nhịp tim càng giảm.

IV. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH

1. CẤU TRÚC CỦA HỆ MẠCH

Gồm:

Hệ thống động mạch: bắt đầu từ động mạch chủ → động mạch có đường kính nhỏ dần → cuối cùng là tiểu động mạch.

Hệ thống tĩnh mạch: bắt đầu từ tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch có đường kính lớn dần → tĩnh mạch chủ.

Hệ thống mao mạch: nối giữa tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch.

2. HUYẾT ÁP

Định nghĩa: Áp lực máu tác dụng lên thành mạch gọi là huyết áp.

Huyết áp tâm thu: huyết áp cực đại ứng với lúc tim co (ở người khoảng 110-120mmHg).

Huyết áp tâm trương: huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn (ở người khoảng 70-80mmHg).

Vị trí đo huyết áp: Người (cánh tay); trâu, bò, ngựa (đuôi).

Nhân tố ảnh hưởng đến huyết áp: lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu.

* Huyết áp giảm dần từ

Động mạch → Mao mạch → Thấp nhất ở tĩnh mạch do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu khi vận chuyển.

Câu hỏi thảo luận 1 trang 84 SGK Sinh 11 | Soạn Sinh 11

3. VẬN TỐC MÁU

Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong 1 giây.

Vận tốc máu liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Vận tốc máu nhanh nhất ở động mạch và

Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch

=> Đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào của cơ thể.

VD. tốc độ máu chảy trong động mạch chủ bằng khoảng 500mm/s, trong mao mạch bằng khoảng 0,5mm/s, trong tĩnh mạch chủ bằng khoảng 200mm/s.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu t