BÀI 15: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

I. TIÊU HÓA LÀ GÌ

Là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa.

Ở các nhóm động vật khác, thức ăn được tiêu hóabên ngoài tế bào, trong túi tiêu hóa hoặc trong ống tiêu hóa.

II. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CHƯA CÓ CƠ QUAN TIÊU HÓA

Đại diện: động vật đơn bào (trùng giày, trùng roi, amip,…)

Tiêu hóa nội bào ở trùng giày - Sinh học 11 - Nguyễn Lương Hùng - Thư viện  Tư liệu giáo dục

Hình thức tiêu hóa: tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong tế bào).

Quá trình tiêu hóa:

Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên

Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hóa.

Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.

Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất.

Riêng phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.

III. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CÓ TÚI TIÊU HÓA

Đại diện: ruột khoang, giun dẹp.

Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa | SGK Sinh lớp 11

Cấu tạo túi tiêu hóa:

Có hình túi được tạo thành từ nhiều tế bào.

Túi tiêu hóa có 1 lỗ thông duy nhất ra bên ngoài vừa làm chức năng của miệng, vừa làm chức năng của hậu môn.

Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến giúp tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa.

Hình thức tiêu hóa: tiêu hóa ngoại bào + tiêu hóa nội bào.

Quá trình tiêu hóa:

Thức ăn được đưa vào lòng túi tiêu hóa qua lỗ miệng.

Tế bào trên thành túi tiết enzim tiêu hóa vào long túi tiêu hóa giúp phân giải thức ăn thành những mảnh nhỏ (tiêu hóa ngoại bào).

Các mảnh nhỏ thức ăn tiếp tục đưa vào trong tế bào để tiêu hóa nội bào thành những chất đơn giản nhất (tiêu hóa nội bào).

IV. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CÓ ỐNG TIÊU HÓA

Đại diện: Động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống.

Cấu tạo:

Ống tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau.

Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ quá trình biến đổi cơ học và quá trình biến đổi hóa học.

Hình thức tiêu hóa: tiêu hóa ngoại bào.

Quá trình tiêu hóa:

Thức ăn được phân nhỏ nhờ tác dụng cơ học của cơ quan nghiền (bộ hàm) và cơ thành dạ dày.

Quá trình biến đổi cơ học này tạo thuận lợi cho sự biến đổi hóa học.

Quá trình biến đổi hóa học là quá trình biến đổi chủ yếu dưới tác dụng của enzim từ các tuyến tiêu hóa tiết ra, thức ăn trở thành những hợp chất đơn giản hấp thụ vào máu và bạch huyết.


Ống tiêu hóa của một số loài động vật như giun đất, châu chấu, chim có  những bộ phận gì khác với ống tiêu hóa người? Các bộ phận đó có chức