TÂY NGUYÊN

VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN

1. KHÁI QUÁT

LÃNH THỔ

Gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.

Diện tích: 54,7 nghìn km2 , chiếm 16,5% diện tích cả nước

Dân số: 4,9 triệu người chiếm 5,8% dân số cả nước.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Phía Bắcphía đông giáp với Duyên Hải Nam Trung Bộ

Phía Tây giáp Lào và Campuchia.

Phía Nam giáp Đông Nam Bộ.

Đây là vùng DUY NHẤT không giáp biển.

2. THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA VÙNG

TỰ NHIÊN
THẾ MẠNH HẠN CHẾ

Đất bazan giàu dinh dưỡng với diện tích lớn nhất cả nước.

Khí hậu cận xích đạo, có sự phân hóa theo độ cao.

Diện tích rừngđộ che phủ rừng CAO NHẤT cả nước.

Có quặng Boxit với trữ lượng hàng tỉ tấn.

Trữ năng thủy điện tương đối lớn.

Mùa khô gay gắt, thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống.

 

 

KINH TẾ - XÃ HỘI
THẾ MẠNH HẠN CHẾ
Có nhiều dân tộc thiểu số với nền văn hóa độc đáo và kinh nghiệm sản xuất phong phú.

Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học - kỹ thuật.

Mức sống của nhân dân còn thấp.

Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn.

Công nghiệp trong vùng mới chỉ trong giai đoạn hình thành.

3. PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM

a. Điều kiện phát triển.

Đất bazan tập trung trên các cao nguyên rộng lớn, bằng phẳng

=> Hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn.

Địa hình các cao nguyên cao và bằng phẳng.

Khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài thuận lợi đẻ phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

Người dân có kinh nghiệm sản xuất.

Chính sách hỗ trợ.

 

b. Hiện trạng sản xuất và phân bố: cà phê, chè, cao su.

Loại cây

Tình hình sản xuất

Phân bố

Cà phê

  • Là cây công nghiệp quan trọng số 1, gồm 2 loại:
    • cà phê chè
    • Cà phê vối.

Cà phê chè: Gia lai, Kon tum, Lâm đồng.

Cà phê vối: Đắc lắc

Chè

Lầm đồng là tỉnh trồng chè lớn nhất cả nước

Trồng chủ yếu ở Lâm đồng và một phần ở Gia lai.

Chế biến ở nhà máy Biển hồ và Bảo lộc.

Cao su

Là vùng trồng cao su lớn thứ hai cả nước chỉ sau ĐNB

Chủ yếu là ở Gia lai và Đắc lắc.

 

c. Giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên.

Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với bảo vệ rừng.

Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp

Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu.

4. KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN LÂM SẢN

  • HIỆN TRẠNG:

        + Là vùng giàu có về tài nguyên rừng so với các vùng khác trên cả nước.

        + Sản lượng gỗ khai thác giảm, hiện nay chỉ còn 200-300 nghìn m3/năm.

        + Những năm gần đây tài nguyên rừng bị suy giảm, nạn phá rừng gây nhiều hậu quả.

        + Phần lớn gỗ khai thác được đem xuất ra ngoài vùng dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế.

 

  • VẤN ĐỀ ĐẶT RA LÀ:

        + Ngăn chặn nạn phá rừng

        + Khai thác hợp lý đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.

        + Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.

        + Đẩy mạnh chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

5. KHAI THÁC THỦY NĂNG KẾT HỢP VỚI THỦY LỢI

Tài nguyên nước của các hệ thống sông như Xê Xan, Xrê Pook, Đồng Nai..đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Hàng loạt công trình thủy điện lớn đã và đang được xây dựng.

Một số công trình thủy điện: Yaly, Đrây H’linh, Đa Nhim,…