ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1. CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

  • ĐBSCL gồm 13 tỉnh và thành phố: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ.
  • Vị trí địa lý: Phía bắc giáp Đông nam bộ, tây bắc giáp Campuchia, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, phía đông giáp với biển Đông.
  • Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, bao gồm:
    • Phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu. (thượng châu thổ và hạ châu thổ).
    • Phần nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của hai sông trên.

2. CÁC THẾ MẠNH CHỦ YẾU CỦA VÙNG

THẾ MẠNH

HẠN CHẾ

  • Đất : có 3 nhóm đất phù sa, đất phèn, đất mặn và các loại đất khác.
  • Khí hậu: cận xích đọa, thuận lợi cho phát triển, sản xuất nông nghiệp
  • Sông ngòi : chằng chịt, thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất sinh hoạt và phát triển du lịch.
  • Sinh vật: thực vật chủ yếu là rừng tràm, rừng ngập mặn…; động vật có giá trị là cá và chim…
  • Tài nguyên biển: nhiều bãi cá, tôm…
  • Khoáng sản: đá vôi, than bùn, dầu khí ở thềm lục địa…
  • Thiếu nước về mùa khô
  • Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn
  • Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước…
  • Tài nguyên khoáng sản bị hạn chế
  • Xảy ra thiên tai: lũ lụt, xâm nhập mặn…

3. SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

- ĐBSCL là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta với nhiều thế mạnh thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội.

- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề về sử dụng hợp lýcải tạo tự nhiên cần được giải quyết. Đó là:

Vấn đề sử dụng và cải tạo đất
  • ĐBSCL có 3 nhóm đất chính:
    • Đất phù sa
    • Đất phèn
    • Đất mặn
  • Tuy nhiên, phần lớn diện tích đồng bằng làm đất phèn, đất mặn.
  • Ngoài ra còn có 1 số loại đất THIẾU DINH DƯỠNG -> gây khó khăn cho việc sản xuất.

=> Vùng CẦN CẢI TẠO đất mặn bằng biện pháp thau chua rửa mặn, đưa nước ngọt vào để rửa mặn…

Vấn đề về nước ngọt
  • Ở ĐBSCL, mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau.

-> Vì thế nước mặn XÂM NHẬP vào đất liền, làm TĂNG độ chuamặn trong đất.

-> Do đó, nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở ĐB SCL...

=> Khai thác nguồn nước ngầm, nước ngọt ở các sông tiền và sông hậu để thau chua rửa mặn cho đất cũng như để sinh hoạt, sản xuất…

Vấn đề duy trì, bảo vệ tài nguyên rừng
  • Tài nguyên rừng: Trong những năm gần đây, diện tích rừng bị giảm sút do nhu cầu tăng diện tích đất nông nghiệp thông qua các chương trình di dân khai khẩn đất hoang hóa, phát triển nuôi tôm và do cháy rừng.

-> Vì vậy, bảo vệ rừngNHÂN TỐ QUAN TRỌNG NHẤT đảm bảo sự cân bằng sinh thái,

-> Rừng cần được bảo vệ, phát triển trong mọi dự án khai thác.

=> Cần phải duy trìbảo vệ nguồn tài nguyên rừng, rừng cần được bảo vệ trong mọi dự án khai thác và thực hiện nông – lâm ngư kết hợp.

Về vấn đề thiên tai
  • Ở ĐBSCL lũ lớn gây ngập lụt trên diện tích rộng với thời gian kéo dài có tác động tiêu cực đối với các hoạt động kinh tế - xã hội.
  • Ngược lại, lũ nhỏ làm tổn hại đến nguồn lợi kinh tế do lũ hàng năm mang lại như:
    • Bổ sung lớp phù sa
    • Nguồn thuỷ sản nước ngọt
    • Vệ sinh đồng ruộng…