BẮC TRUNG BỘ

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ

1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LÃNH THỔ

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

BẮC TRUNG BỘ

Phía bắc: Tiếp giáp trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng.

 

Phía nam: Tiếp giáp duyên hải Nam Trung Bộ.

 

Phía tây: Giáp Lào.

 

Phía đông: Giáp với biển Đông.

DIỆN TÍCH

51,5 nghìn km2, chiếm 15,6% cả nước.

DÂN SỐ

10,6 triệu người chiếm 12,7% dân số cả nước (năm 2006)

=> Điều kiện tự nhiên đa dạng, tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên, vùng biển rộng, phát triển tổng hợp nhiều ngành.

2. CÁC THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ CHỦ YẾU CỦA VÙNG

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

THUẬN LỢI

VỊ TRÍ

Cầu nối giữa bắc và nam, giữa các vùng kinh tế phía bắc với các vùng kinh tế phía nam trung bộ và nam bộ.

=> Thuận lợi cho giao lưu trao đổi buôn bán với các vùng trong cả nước.

NƯỚC

Có nhiều hệ thống sông Mã, sông cả

=> có giá trị về thủy lợi, thủy điện.

Có vùng biển tương đối rộng.

=> khả năng đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.

KHÍ HẬU

Nhiệt đới gió mùa phân hóa đa dạng. 

Khoáng sản: Crom, titan, đá vôi, sắt, cát thủy tinh,…

Phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi, khai thác nuôi trồng thủy sản.

Phát triển kinh tế theo chiều ngang, mô hình kinh tế kết hợp.

Tiềm năng phát triển du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn.

 
KHÓ KHĂN

Chịu nhiều thiên tai:

Bão, lũ lụt, hạn hán, thiếu nước vào mùa khô.

=> gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

Các đồng bằng bị chia cắt bởi núi.

=> Có diện tích nhỏ hẹp.

=> Gây hạn chế cho phát triển nông nghiệp.

 Trữ lượng tài nguyên: Không lớn và phân tán.

 

KINH TẾ - XÃ HỘI
THUẬN LỢI KHÓ KHĂN

Dân cư giàu truyền thống lịch sử, cần cù, chịu khó.

Nhiều di tích văn hóa, lịch sử.

Là mảnh đất địa linh nhân kiệt.

Chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh.

Mức sống người dân còn thấp.

Cơ sở hạ tầng còn nghèo, kém phát triển 

     => Thu hút đầu tư nước ngoài còn hạn chế.

3. HÌNH THÀNH CƠ CẤU NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP

LÂM NGHIỆP
THẾ MẠNH KHÓ KHĂN HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Diện tích: rừng 2,46 triệu ha

=> chiếm 20% cả nước.

Có nhiều loại gỗ quí: đinh, lim, sến...

=> Phát triển công nghiệp khai thác gỗ, chế biến lâm sản.

Thiếu cơ sở vật chất, máy móc

Cháy rừng.

Thiếu vốn và lực lượng quản lý.

Khai thác đi đôi với tu bổ, bảo vệ và trồng rừng.

 

 

NÔNG NGHIỆP
THẾ MẠNH KHÓ KHĂN HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Đất đai đa dạng: phù sa, feralit, đất bazan.

Khí hậu: có sự phân hóa đa dạng.

=>  Phát triển lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc và cây trồng công nghiệp

Độ phì nhiêu kém.

Thường xuyên chịu nhiều thiên tai.

Diện tích đồng bằng nhỏ hẹp.

Giải quyết các vấn đề lương thực.

Mở rộng thị trường và công nghiệp chế biến.

 

 

NGƯ NGHIỆP
THẾ MẠNH KHÓ KHĂN HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Bờ biển dài, nhiều hải sản quí

Có nhiều sông lớn.

=>  Phát triển đánh bắt, nuôi trồng trên cả ba môi trường nước ngọt, nước lợ và nước mặn.

Thiên tai xảy ra thường xuyên.

Tàu thuyền có công suất nhỏ, chủ yếu đánh bắt ven bờ.

=> Nguồn lợi thủy sản có nguy cơ giảm rõ rệt.

Đầu tư các trang thiết bị.

Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.

4. HÌNH THÀNH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI

a. Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa.

Đây là vùng có nhiều nguyên liệu cho sự phát triển công nghiệp: Khoáng sản, nguyên liệu nông- lâm – ngư nghiệp.

Trong vùng đã hình thành một số vùng công nghiệp trọng điểm: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim, chế biến nông- lâm- thủy sản và có thể lọc hóa dầu.

Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở dải ven biển, phía đông bao gồm Thanh Hóa, Vinh, Huế, Hà Tĩnh.

 

b. Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là GTVT.

Xây dựng cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển KT-XH của vùng.

Các tuyến giao thông quan trọng của vùng: quốc lộ 7, 8, 9, 1A, đường Hồ Chí Minh.

Các cảng biển, sân bay được đầu tư, nâng cấp.