Bài 5. Các nước châu Phi và Mĩ Latinh

I. CÁC NƯỚC CHÂU PHI

1. VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP

- Sau CTTG II, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ ở các nước châu Phi.

- Phong trào đặt biệt phát triển mạnh từ những năm 50, bùng nổ sớm nhất là ở khu vực Bắc Phi, sau đó lan ra các nơi khác. Hàng loạt các nước giành độc lập như: Ai Cập (1953), Libi (1952), Angiêri (1962), Tuynidi, Maroc, Xu Đăng (1956), Gana (1957), Ghine (1958),...

- 1960, được công nhận là Năm châu Phi với 17 quốc gia (ở Tây Phi, Đông Phi, Trung Phi) được trao trả độc lập.

- 1975, cách mạng Modambich, Angola giành thắng lợi, đánh dấu sự sụp đổ căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi.

- Từ sau 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập và quyền sống của con người.

- Cuộc đấu tranh giành thắng lợi và các nước cộng hòa ra đời Zinba Hue (4/1980), Namibia (3/1990).

- Ở cộng hòa Nam Phi, sau khi bầu cử dân chủ giữa các chủng tộc (4/1994), ông Nelson Mandela trở thành tổng thống da đen đầu tiên, chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai dã man ở đây.

2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

- Sau khi giành được độc lập, các nước Châu Phi bắt tay vào công cuộc xâu dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và đã thu được những thành tựu bước đầu, song chưa đủ để thay đổi căn bản bộ mặt của châu lục này.

- Tình trạng: nhiều nước châu Phi vẫn còn lạc hậu, không ổn định và khó khăn (xung đột sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến liên miên; bệnh tật và mù chữ; sự bùng nổ dân số; đói nghèo; nợ nần; phụ thuộc vào nước ngoài;...) → Thách thức lớn đối với châu Phi.

- Từ 1952 - 1985: 241 lần đảo chính quân sự.

- Từ 1987 - 1997: 14 cuộc xung đột và nội chiến. Bi thảm nhất là cuộc nội chiến ở Ruanda năm 1994 giữa 2 bộ tộc Hutu và Tuxi làm 80 vạn người thiệt mạng, hơn 1,2 triệu người phải tị nạn trong khi dân số nước này là 7 triệu người.

- Trong 43 quốc gia mà Liên Hợp Quốc xác định là nghèo nhất thế giới (1997) thì có 29 nước ở châu Phi. 

- Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) thành lập tháng 5 - 1963 → 2002 đổi thành Liên minh châu Phi (AU). ►Liên minh châu Phi triển khai nhiều chương trình phát triển của châu lục, tuy nhiên con đường này vẫn còn nhiều khó khăn và gian khổ.

II. CÁC NƯỚC MĨ LATINH

1. VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH GIÀNH VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP

- Sau CTTG II, Mỹ tìm cách biến Mĩ La tinh thành “sân sau” của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mỹ Batista (3/1952). Vì thế cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ bùng nổ và phát triển.

- Ngày 1/1/1959, cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phidel Caxtoro giành chiến thắng đã lật đổ chế độ độc tài Batista thành lập nước cộng hòa Cuba do Phidel Caxtơrô đứng đầu.

- Từ thập niên 60 - 70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực này càng phát triển và giành nhiều thắng lợi:

  • Nhân dân Panama đấu tranh và thu hồi được kênh đào Panama (1964 - 1999).
  • 1983, 13 quốc gia ở vùng Caribe giành được độc lập.

- Với các hình thức đấu tranh phong phú, bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh thị trường, đặc biệt là đấu tranh vũ trang, Mĩ Latinh đã trở thành “Lục địa bùng cháy”. Các nước Mĩ Latinh lần lượt lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ giành lại được chủ quyền dân tộc. (Chile, Nicaragua, Venezuela, Guatemala).

2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

- Sau khi giành được chủ quyền, một số nước Mĩ Latinh bước bào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NICs) như Brasil, Argentina, Mexhico.

- Trong những thập kỉ 50 - 70 của thế kỉ XX, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế quốc dân bình quân của các nước Mĩ Latinh là 5,5%. Năm 1960 GDP là 69,4 tỉ USD; đến năm 1979 tăng lên 599,3 tỉ USD.

CUBA: 

  • Sau cách mạng thành công, Chính phủ cách mạng do Phiden Cátxtoro đứng đầu đã tiến hành những cải cách dân chủ (cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp của tư bản nước ngoài,...).
  • 1961, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • Thành tựu đạt được: 

Từ nền nông nghiệp độc canh (mía) và nền công nghiệp đơn nhất (khai thác mỏ) → xây dựng nên công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lí và nền nông nghiệp với sản phẩn đa dạng (mía, lúa, rau, quả, cà phê, cao su, chăn nuôi,...).

Đạt được nhiều thành tựu cao trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao,...

- Đến thập kỉ 80, các nước Mĩ Latinh gặp nhiều khó khăn: suy thoái nặng nề về kinh tế, lạm phát nhanh, khủng hoảng trầm trọng, nợ nước ngoài chồng chất → những biến động về chính trị.

Tăng trưởng kinh tế liên tục giảm: 3,9% (1986) → 2,7% (1987) → 0,3% (1988) → - 0,5% (1989) → - 1,2% (1990).

Lạm phát đạt kỉ lục: 1200%/năm (riêng Argentina là 4900%/năm).

Nợ nước ngoài lên tới 410 tỉ USD (1989).

- Bước sang thập kỉ 90, nền kinh tế có chuyển biến tích cực hơn.

Lạm phát hạ từ bốn con số xuống còn 30%. 

Đầu tư nước ngoài vào Mĩ Latinh đạt khối lượng lớn, đứng thứ hai sau Đông Á.

Tuy nhiên tình hình kinh tế của nhiều nước Mĩ Latinh còn gặp không ít khó khăn, mâu thuẫn xã hội là vấn đề nổi cộm, tham nhũng là quốc nạn kiềm hãm sự phát triển kinh tế.