Bài 3. Các nước Đông Bắc Á

I. SƠ LƯỢC VỀ ĐÔNG BẮC Á

Là khu vực rộng lớn, đông dân nhất thế giới.

Trước CTTG II, các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.

Sau CTTG II, tình hình có nhiều chuyển biến:

1. KINH TẾ

Sau CTTG II các nước Đông Bắc Á đều bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh tế đạt được những thành tựu to lớn:

Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan “hóa rồng”.

Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới.

TQ đạt mức tăng trưởng cao nhất thế giới từ cuối thế kỉ XX.

2. CHÍNH TRỊ

Cách mạng Trung Quốc thắng lợi dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa (10/1949) Hồng Kông, Đài Loan vẫn là thuộc địa của nước Anh.

Cuối thập niên 90, Trung Quốc thu hồi Hồng Kông và Ma Cao.

Đài Loan vẫn tồn tại chính quyền riêng.

Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt và hình thành 2 nhà nước riêng biệt:

Đại Hàn Dân Quốc ở phía Nam (8/1948).

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía Bắc (9/1948).

II. TRUNG QUỐC

1. SỰ THÀNH LẬP NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRUNG HOA VÀ THÀNH TỰU 10 NĂM ĐẦU XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ MỚI (1949 - 1959)

SỰ THÀNH LẬP

Sau chiến tranh chống Nhật kết thúc, diễn ra cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân Đảng (1946 - 1949).

7/1946 - 6/1947: Quân giải phóng TQ thực hiện chiến dịch phòng ngự tích cực.

6/1947 - 1949: Chuyển sang phản công.

Cuối năm 1949, nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa TQ được giải phóng. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch thất bại, phải rút chạy ra Đài Loan.

1/10/1949, nước CHDCND Trung Hoa thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông.

Ý NGHĨA

Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa đánh dấu thắng lợi của CM dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc.

Thắng lợi này đã chấm dứt hơn 100 nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.

Mở ra một kỉ nguyên mới độc lập tự do và đưa Trung Quốc tiến lên XHCN.

Sự kiện này đã tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á và ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

 

 

Trung Quốc trong 10 năm đầu xây dựng chế độ mới

(1949 - 1959)

NHIỆM VỤ

Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên phát triển về mọi mặt → TRỌNG TÂM.

Tiến hành những cải cách quan trọng như: Cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công - thương nghiệp tư bản tư doanh, tiến hành công nghiệp hóa XHCN, phát triển văn hóa - giáo dục.

THÀNH TỰU

1950 - 1952: hoàn thành khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất.

1953 - 1857: thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm đầu tiên. Kinh tế - văn hóa - giáo dục đều có những bước tiến lớn.

ĐỐI NGOẠI

Thi hành chính sách đối ngoại tích cực, nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Địa vị quốc tế của TQ được nâng cao.

14/2/1950, TQ kí với Liên Xô "Hiệp ước hữu nghị đồng minh và tương trợ Trung - Xô" và nhiều hiệp ước kinh tế, tài chính khác.

1950- 1953, Phái quân chí nguyện sang giúp nhân dân Triều Tiên chống Mĩ.

1955, Tham gia Hội nghị các nước Á- Phi ở Băngđung (Indonexia)

18/1/1950, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

2. TRUNG QUỐC NHỮNG NĂM KHÔNG ỔN ĐỊNH (1959 - 1978)

ĐỐI NỘI

1959 - 1978, Trung Quốc lâm vào tình trạng không ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội.

Cụ thể, năm 1958, đề ra và thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” tuy nhiên lại không mang lại được kết quả như mong muốn. Hậu quả là từ 1959, trong cả nước nạn đói diễn ra trầm trọng, đời sống nhân dân khó khăn, sản xuất ngưng trệ, đất nước không ổn định.

Cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966 - 1976) đã để lại nhiều hậu quả hết sức nghiêm trọng, cục diện đất nước đau thương (nội bộ lục đục, các cuộc tranh giành quyền lực, bất đồng gay gắt).

Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, trên toàn đất nước bắt đầu chiến dịch chống lại "Bè lũ bốn tên". Trung Quốc dần dần đi vào ổn định.

ĐỐI NGOẠI

Ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.

Tiến hành những cuộc xung đột biên giới: Ấn Độ, Liên Xô…tạo nên mối quan hệ căng thẳng.

Tháng 2/1972, Tổng thống Mĩ sang thăm TQ, mở đầu mối quan hệ mới theo chiều hướng hòa dịu giữa hai nước.

Bắt tay với Mĩ vào đầu năm 1972. 

3. CÔNG CUỘC CẢI CÁCH - MỞ CỬA (TỪ 1978)

- Đường lối cải cách, mở cửa:

Do Đặng Tiểu Bình khởi xướng (12/1978) và được nâng lên thành đường lối chung.

NỘI DUNG Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường XHCN, nhằm hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
THÀNH TỰU

KINH TẾ

Tiến bộ nhanh chóng, GDP hàng năm tăng trên 8%, các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm ưu thế. Thu nhập bình quân đầu người tăng vọt.

KHOA HỌC KĨ THUẬT

Thử thành công bom nguyên tử (1964).

1999 - 2003 phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người bay vào không gian (phóng 4 tàu thần châu, tháng 10/2003 phóng tàu thần châu thứ 5, đưa nhà du hành vũ trụ bay vào không gian).

VĂN HÓA - GIÁO DỤC

Ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao.

ĐỐI NGOẠI

Bình thường hóa và khôi phục quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Việt Nam, Mông Cổ, Ấn Độ,...

Mở rộng quan hệ hữu nghị với hầu hết các nước trên thế giới.

Có nhiều đóng góp trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.

=> Địa vị quốc tế của TQ ngày càng được nâng cao.

- Trung Quốc thu hồi Hồng Kông (7/1997), Ma Cao (12/1999), những vùng đất này trở thành khu hành chính đặc biệt. Đài Loan vẫn duy trì chính quyền riêng.