- TIẾNG VIỆT
- TIẾNG ANH
- TOÁN PHỔ THÔNG
- TOÁN LOGIC
- TOÁN SỐ LIỆU
- VẬT LÝ
- HÓA HỌC
- SINH HỌC
- ĐỊA LÍ
- LỊCH SỬ
- PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
- CHƯƠNG I. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1949)
- CHƯƠNG II. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991). LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)
- CHƯƠNG III. CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LATINH (1945 – 2000)
- CHƯƠNG IV. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 – 2000)
- CHƯƠNG V. QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 – 2000)
- CHƯƠNG VI. CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
- PHẦN 2. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
- TỔNG HỢP CÁC CÂU ÔN TRẮC NGHIỆM DỰA TRÊN TỪ KHÓA
- PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
I. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
1. SỰ HÌNH THÀNH CÁC QUỐC GIA ĐỘC LẬP SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Vài nét chung về quá trình giành độc lập
- Từ sau CTTG II, các nước Đông Nam Á liên tục nổi dậy đấu tranh giành độc lập.
- Tháng 8 - 1945, nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh, nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành độc lập:
-
- Indonesia: 8 - 1945.
- Việt Nam: 9 - 1945.
- Lào: 10 - 1945.
- Hoặc một số nước giải phóng được phần lớn lãnh thổ: Miến Điện, Mã Lai, Philippin.
- Tiếp đó, nhân dân Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống thực dân Âu - Mĩ QUAY LẠI xâm lược và đều giành được thắng lợi:
-
- Việt Nam đánh thực dân Pháp (1945 - 1954) và đế quốc Mĩ (1954 - 1975).
- Hà Lan phải CÔNG NHẬN ĐỘC LẬP của Indonesia (1949).
- Các nước Âu - Mĩ phải CÔNG NHẬN ĐỘC LẬP của Philippin (7 - 1946), Miến Điện (1 - 1948), Mã Lai (8 - 1957), Singgapo (6 -1959).
- Brunây tuyên bố độc lập: 1 - 1948.
- Đông ti mo đã TÁCH KHỎI Indonesia vào tháng 8 - 1999.
LÀO
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN |
THỜI GIAN |
SỰ KIỆN CHÍNH VÀ KẾT QUẢ |
Khởi nghĩa chống quân phiệt Nhật 1945 |
23/8/2945 |
Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. |
12/10/1945 |
Chính phủ Lào tuyên bố độc lập. |
|
Kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) |
3/1946 |
Thực dân Pháp trở lại xâm lược Lào |
1946 - 1954 |
Phối hợp với VN, Campuchia tiến hành kháng chiến chống Pháp |
|
7/1954 |
Pháp kí Hiệp định Giơ-ne-vơ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Lào. |
|
Kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) |
22/3/1955 |
Đảng nhân dân Cách mạng Lào được thành lập, lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mỹ. |
21/2/1973 |
Mỹ và tay sai sau khi kí Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình và hòa hợp dân tộc Lào. |
|
5 - 12/1975 |
Quân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước. |
|
2/12/1975 |
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập. |
CAMPUCHIA
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN | THỜI GIAN | SỰ KIỆN CHÍNH VÀ KẾT QUẢ |
Kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) |
10/1945 | Pháp QUAY LẠI xâm lược Campuchia |
1951 |
Đảng nhân dân Campuchia thành lập Lãnh đạo nhân dân đấu tranh. |
|
Kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) THỜI KÌ TRUNG LẬP |
9/11/1953 |
Chính phủ Pháp kí Hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia NHƯNG quân đội Pháp VẪN ở lại chiếm đóng. |
7/1954 | Pháp kí Hiệp định Giơnevơ CÔNG NHẬN các quyền dân tộc cơ bản của Campuchia. | |
1954 - 1970 |
Chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập. => Đẩy mạnh công cuộc xây dựng KT-VH, giáo dục của đất nước. |
|
Kháng chiến chống Mỹ | 18/3/1970 | Mỹ điều khiển tay sai lật đổ Xihanuc, Campuchia tiến hành kháng chiến chống Mỹ. |
17/4/1975 | Giải phóng thủ đô Phnompenh, đế quốc Mỹ bị đánh bại. | |
1975 - 1979 | Nhân dân Campuchia đánh đuổi tập đoàn Khơ Me đỏ do Pôn Pốt cầm đầu. | |
7/1/1979 | Tập đoàn Pôn Pốt bị lật đổ. Nhà nước Cộng hòa nhân dân Campuchia THÀNH LẬP |
2. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Nhóm 5 nước ASEAN: quá trình xây dựng và phát triển đất nước trải qua 2 giai đoạn:
- Sau khi giành được độc lập, nhóm 5 nước này tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội).
- Nội dung: đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay hàng nhập khẩu, chú trọng thị trường trong nước.
- Thành tựu: đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp.
- Hạn chế: đời sống người lao động còn khó khăn, tệ nạn tham nhũng, quan liêu phát triển; chưa giải quyết được tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
- Từ những năm 60-70 trở đi, nhóm các nước này chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa, lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại).
- Nội dung: tiến hành mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật nước ngoài, tập trung cho xuất khẩu và phát triển ngoại thương.
- Thành tựu: làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội các nước này biến đổi to lớn. Tỉ trọng công nghiệp và đối ngoại mậu dịch tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đặc biệt là Singapo đã trở thành con rồng kinh tế nổi trội nhất Đông Nam Á.
- Hạn chế: xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính lớn (1997 - 1998) song đã khắc phục được.
3. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC ASEAN
►Hoàn cảnh ra đời: sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực bắt tay vào xây dựng kinh tế nhưng gặp khó khăn và thấy cần phải hợp tác với nhau để cùng phát triển.
- Họ muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
- Các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới ngày càng nhiều đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.
- Do đó, ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước: Indonesia, Singapore, Malaysia, Philippin và Thái Lan.
►Quá trình phát triển
- 1967 - 1975, ASEAN còn là một tổ chức non yếu, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên đấu trường quốc tế.
- Tháng 12/1976, tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất tại Bali (Indonesia), Hiệp ước Bali được kí kết với nội dung chính là tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á. Từ đây ASEAN có sự khởi sắc.
- Nội dung:
-
- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ.
- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực.
- Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- Hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Lúc đầu, ASEAN thực hiện chính sách đối đầu đầu với 3 nước Đông Dương. Song từ cuối thập niên 80, khi vấn đề Campuchia được giải quyết, các nước này đã bắt đầu quá trình đối thoại hòa dịu.
- Năm 1984, Brunay gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN.
- Tiếp đó, ASEAN kết nạp thêm Việt Nam (7/1995), Lào, Myanmar (9/1997), Campuchia (4/1999).
- Như vậy ASEAN từ 5 nước sáng lập ban đầu đã phát triển thành 10 nước thành viên hợp tác ngày càng chặt chẽ về mọi mặt.
- Vai trò: trở thành tổ chức hợp tác toàn diện và chặt chẽ của khu vực Đông Nam Á, góp phần tạo nên một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển.
II. ẤN ĐỘ
1. CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC
- Sau CTTG II, dưới sự chỉ đạo của Đảng Quốc Đại,cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ. Ở Bombay (2/1946) Calcutta (2/1947) với sự tham gia của 40 vạn công nhân.
- Do sức ép của phong trào đấu tranh, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ. Ngày 15/8/1947 đã chia ra thành 2 Ấn Độ:
- Ấn Độ của những người theo Ấn Độ giáo.
- Pakistan của những người theo đạo Hồi.
- Không thỏa mãn với quy chế tự trị, từ 1948 - 1950, Đảng Quốc Đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành thắng lợi.
- Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa.
►Ý nghĩa: sự ra đời của nước cộng hòa Ấn Độ đã đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử Ấn Độ, cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
Trong thời kì xây dựng đất nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn KHÓ KHĂN nhưng Ấn Độ đã đạt ĐẠT ĐƯỢC những thành tựu quan trọng:
- Nông nghiệp:
Từ giữa thập niên 70, Ấn Độ đã thực hiện ĐÃ THỰC HIỆN cuộc Cách mạng xanh trong nông nghiệp, nhờ đótự túc TỰ TÚC được lương thực.
Từ 1995, xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới.
- Công nghiệp: trong thập niên 80, Ấn Độ đứng hàng thứ 10 thế giới về xuất khẩu công nghiệp, đã chế tạo được nhiều máy móc hiện đại.
- Khoa học kĩ thuật: đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ. Năm 1974 thử thành công bom nguyên tử,
1975 phóng vệ tinh nhân tạo…
- Văn hóa giáo dục: thực hiện cuộc Cách mạng chất xám và trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
- Đối ngoại: thực hiện thống nhất chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.