- TIẾNG VIỆT
- TIẾNG ANH
- TOÁN PHỔ THÔNG
- TOÁN LOGIC
- TOÁN SỐ LIỆU
- VẬT LÝ
- HÓA HỌC
- SINH HỌC
- ĐỊA LÍ
- LỊCH SỬ
- PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
- PHẦN 2. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
- CHƯƠNG I. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
- CHƯƠNG II. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
- CHƯƠNG III. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
- Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946
- Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
- Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953)
- Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954)
- CHƯƠNG IV. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
- CHƯƠNG V. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000
- TỔNG HỢP CÁC CÂU ÔN TRẮC NGHIỆM DỰA TRÊN TỪ KHÓA
Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954)
I. ÂM MƯU MỚI CỦA PHÁP - MỸ Ở ĐÔNG DƯƠNG, KẾ HOẠCH NAVA
- HOÀN CẢNH
- Sau tám năm chiến tranh xâm lược Việt Nam, Pháp gặp nhiều khó khăn và lúng túng, không còn khả năng kéo dài chiến tranh. Năm 1953, Pháp bị loại khỏi vòng chiến 39 vạn tên, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, lâm vào thế bị động trên chiến trường.
- Mỹ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, ép Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh, chuẩn bị thay chân Pháp.
- Nhờ có Mỹ giúp đỡ, ngày 7/5/1953, Pháp cử tướng Nava sang làm tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương => kế hoạch Nava ra đời với hi vọng KẾT THÚC CHIẾN TRANH TRONG DANH DỰ.
- NỘI DUNG: kế hoạch chia làm 2 bước
- Bước 1: Thu - Đông 1953 và xuân 1953: giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược ở Trung Bộ và Nam Đông Dương, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.
- Bước 2: Thu - Đông 1954: tiến công chiến lược ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, giành thắng lợi quyết định về quân sự buộc ta phải đàm phán theo các điều kiện có lợi cho chúng.
► Từ thu đông 1953 Nava tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn quân cơ động càn quét bình định vùng chiếm đóng, mở rộng hoạt động biệt kích ở vùng biên giới. Mở cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa.
II. CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG - XUÂN 1953 - 1954 VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954.
CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG - XUÂN 1953 - 1954
Chủ trương kế hoạch quân sự của ta:
- Cuối tháng 9/1953, Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra phương hướng và nhiệm vụ cho chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.
- Phương hướng chiến lược: "Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diện bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán lực lượng mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng".
- Nhiệm vụ: tiêu diệt sinh lực địch.
NỘI DUNG:
- Tháng 12/1953, ta tiến công Lai Châu, giải phóng thị xã, Pháp điều quân đến Điện Biên Phủ, biến nơi đây thành nơi tập trung quân lớn thứ hai của Pháp.
- Đầu tháng 12/1953, liên quân Lào Việt mở cuộc tiến công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xeno => Pháp phải điều quân về Xeno, nơi đây trở thành nơi tập trung quân lớn thứ ba của Pháp.
- Tháng 1/1954, liên quân Lào - Việt tấn công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu, tỉnh Phongsaly, Pháp phải điều quân đến Luông Pha Băng và Mường Sài, nơi đây trở thành nơi tập trung quân lớn thứ tư của Pháp.
- Tháng 2/1954, ta tấn công Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, uy hiếp Pleiku, nơi đây trở thành nơi tập trung quân lớn thứ năm của Pháp.
- Phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh: Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình - Trị - Thiên,...
CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
TẬP ĐOÀN CỨ ĐIỂM ĐIỆN BIÊN PHỦ |
Từ tháng 12/1953, Pháp tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương gồm 3 phân khu: phân khu Bắc, phân khu trung tâm, phân khu Nam với 49 cứ điểm, tập trung 16200 quân. ► Điện Biên Phủ được ví như “một pháo đài Vec Doong ở châu Á”, “Một pháo đài bất khả xâm phạm”. |
CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ |
|
KẾT QUẢ - Ý NGHĨA |
|
III. HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ VỀ ĐÔNG DƯƠNG
Ngày 21/7/1954, Hiệp định được kí kết.
Nội dung:
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.
- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Thực hiện di chuyển, tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực:
-
- Ở Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo sông Bến Hải - Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.
-
- Ở Lào, tập kết ở Sầm Nưa và Phong Xa-lì.
-
- Ở Cam-pu-chia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ, không có vùng tập kết.
- Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương, không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia liên minh quân sự và không để cho nước khác dùng lãnh thổ vào việc gây chiến tranh hoặc xâm lược.
- Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước vào tháng 07/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế do Ấn Độ làm Chủ tịch.
- Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục họ.
Ý nghĩa:
- Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ở Đông Dương và được các cường quốc tham dự hội nghị công nhận.
- Là mốc đánh dấu kết thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc được giải phóng.
- Pháp phải chấm dứt chiến tranh - Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài và mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh ở Đông Dương.
IV. Ý NGHĨA LỊCH SỬ - NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954)
Ý NGHĨA LỊCH SỬ
ĐỐI VỚI DÂN TỘC |
|
ĐỐI VỚI THẾ GIỚI |
|
NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI
CHỦ QUAN |
|
KHÁCH QUAN |
|