Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953)

I. THỰC DÂN PHÁP ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC Ở ĐÔNG DƯƠNG

1. MỸ CAN THIỆP SÂU VÀO CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC ĐÔNG DƯƠNG

- Từ tháng 5/1949, Mỹ đã can thiệp vào cuộc chiến ở Đông Dương.

- Tháng 12/1950, Mỹ kí với Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương”. Tăng cường viện trợ cho Pháp và tay sai, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

- Tháng 9.1952, Mỹ kí với Chính phủ Bảo Đại “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mỹ”.

2. KẾ HOẠCH ĐỜ LÁT ĐƠ TÁT XI NHI

MỤC ĐÍCH

6/12/1950: Dựa vào viện trợ của Mỹ đề ra kế hoạch Đờ lát đơ Tát xinhi nhằm KẾT THÚC NHANH CHIẾN TRANH.

NỘI DUNG
  • Gấp rút tập trung quân Âu-Phi nhằm xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh, đồng thời ra sức phát triển ngụy quân để xây dựng "quân đội quốc gia".
  • Xây dựng phòng tuyến công sự bằng xi măng cốt sắt (boong ke), thành lập "vành đai trắng" bao quanh trung du và đồng bằng bắc bộ nhằm ngăn chặn chủ lực của ta và kiểm soát ta đưa nhân, tài, vật lực ra vùng tự do.
  • Tiến hành "chiến tranh tổng lực", bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người; sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng của chúng.
  • Đánh phá hậu phương ta bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp, kết hợp oanh tạc bằng phi pháp với chiến tranh tâm lí, chiến tranh kinh tế.

=> Kế hoạch đã đưa cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương lên một quy mô lớn, làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, nhất là vùng ở sau lưng địch càng trở nên khó khăn, phức tạp.

 

 

II. ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (2/1951)

  • Từ ngày 11 - 19/2/1952, Đại hội đại biểu toàn quốc II tại Vinh Quang - Chiêm Hóa (Tuyên Quang).
  • Nội dung:
    • Báo cáo chính trị do Hồ Chủ tịch trình bày, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh trong chặn đường đã qua. 
    • Bàn về cách mạng Việt Nam, do tổng bí thư Trường Chinh trình bày, nêu rõ nhiệm vụ cách mạng Việt Nam là đánh đuổi đế quốc xâm lược.
    • Quyết định thành lập đảng riêng ở ba nước Đông Dương, ở Việt Nam thành lập Đảng Lao động Việt Nam ra hoạt động công khai (thông qua tuyên ngôn, chính cương, điều lệ mới, báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận).
    • Bầu Ban chấp hành trung ương mới do Trường Chinh làm tổng bí thư, Hồ Chí Minh làm chủ tịch Đảng.
  • Ý nghĩa: đánh dấu bước trưởng thành và lớn mạnh của Đảng. Củng cố quan hệ giữa Đảng và quần chúng, củng cố niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.

III. HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN PHÁT TRIỂN MỌI MẶT

CHÍNH TRỊ
  • Từ ngày 3 - 7/3/1952, đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội liên Việt - Mặt trận liên Việt.
  • Ngày 11/3/1951, lập khối liên minh Việt - Miên - Lào.
  • Ngày 1/5/1952, Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua lần I (tổng kết phong trào “thi đua ái quốc” phát động từ 3/1948), họp chọn 7 anh hùng: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.
KINH TẾ
  • 1952, Chính phủ mở cuộc vận động “lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm” lôi cuốn mọi ngành - giới tham gia.
  • Chấn chỉnh thuế xây dựng nền tài chính, ngân hàng thương nghiệp.
  • Từ tháng 4/1953 - 7/1954, thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.
VĂN HÓA - GIÁO DỤC
  • Tiếp tục phong trào bình dân học vụ, cải cách giáo dục, bổ túc văn hóa 3 phương châm “phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất”.
  • Đẩy mạnh hoạt động văn hóa, vệ sinh phòng dịch, thực hiện đời sống mới.