- TIẾNG VIỆT
- TIẾNG ANH
- TOÁN PHỔ THÔNG
- TOÁN LOGIC
- TOÁN SỐ LIỆU
- VẬT LÝ
- HÓA HỌC
- SINH HỌC
- PHẦN IV: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
- PHẦN V : DI TRUYỀN HỌC
- PHẦN VI: TIẾN HÓA
- PHẦN VII: SINH THÁI HỌC
- ĐỊA LÍ
- LỊCH SỬ
Bài 18. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
I. TẠO GIỐNG THUẦN DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
Tạo ra các dòng thuần
↓
Lai giống tạo biến dị tổ hợp
↓
Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn
↓
Cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các giống thuần chủng.
II. TẠO GIỐNG LAI CÓ ƯU THẾ LAI CAO
1. ƯU THẾ LAI
Con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng, phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ.
2. CƠ SỞ DI TRUYỀN CỦA HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI (Theo giả thuyết siêu trội)
Con lai có kiểu hình vượt trội do ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.
3. PHƯƠNG PHÁP TẠO ƯU THẾ LAI
Tạo ra các dòng thuần
↓
Lai các dòng thuần khác nhau (lai khác dòng đơn, lai khác dòng kép)
↓
Chọn lọc các tổ hợp có ưu thế lai cao.
(Lưu ý: trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch có thể cho ưu thế lai)
Ưu điểm: con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế.
Nhược điểm: phải tốn nhiều thời gian và công sức, ưu thế lai thường biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần ở các đời tiếp theo.
4. THÀNH TỰU ỨNG DỤNG ƯU THẾ LAI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Tạo ra được nhiều giống lúa lai có năng suất cao.