- TIẾNG VIỆT
- TIẾNG ANH
- TOÁN PHỔ THÔNG
- TOÁN LOGIC
- TOÁN SỐ LIỆU
- VẬT LÝ
- HÓA HỌC
- SINH HỌC
- ĐỊA LÍ
- LỊCH SỬ
- PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
- CHƯƠNG I. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1949)
- CHƯƠNG II. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991). LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)
- CHƯƠNG III. CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LATINH (1945 – 2000)
- CHƯƠNG IV. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 – 2000)
- CHƯƠNG V. QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 – 2000)
- CHƯƠNG VI. CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
- PHẦN 2. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
- TỔNG HỢP CÁC CÂU ÔN TRẮC NGHIỆM DỰA TRÊN TỪ KHÓA
- PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
Bài 8. Nhật Bản
I. NHẬT BẢN (1945 - 1952)
1. HOÀN CẢNH
Thất bại trong CTTG II để lại cho Nhật những hậu quả hết sức nặng nề:
Khoảng 3 triệu người chết và mất tích, 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy; 13 triệu người thất nghiệp.
Thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật.
Bị quân Mỹ chiếm đóng từ 1945 - 1952, chỉ huy và giám sát mọi hoạt động.
2. CHÍNH TRỊ
Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) đã thi hành một số biện pháp để loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản.
Hiến pháp cũ (1889) của Nhật Bản bị bãi bỏ, Hiến pháp mới có hiệu lực từ ngày 3/5/1947
Về thể chế, NB là nước quân chủ lập hiến nhưng thực tế là theo chế độ quân chủ đại nghị tư sản.
NB cam kết từ bỏ việc tiến hành chiến tranh, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, không duy trì quân đội thường trực và không đưa các lực lượng vũ trang ra nước ngoài.
2. KINH TẾ
Trong thời kì 1945-1952, SCAP đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn:
- Thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, trước hết là giải tán các "Daibatxu".
- Cải cách ruộng đất.
- Dân chủ hóa lao động.
=> 1950-1951: Khôi phục được nền kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.
4. ĐỐI NGOẠI
Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
8/9/1951: Kí hiệp ước hòa bình Xan Phranxico kết thúc chế độ chiếm đóng của đồng minh (năm 1952).
Cùng ngày, Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật được kí kết -> đặt nền móng quan hệ cho hai nước.
5. GIÁO DỤC
Tiến hành cải cách giáo dục trên nhiều mặt.
1947, ban hành Luật Giáo Dục.
Thay đổi căn bản nội dung giáo dục:
- Phủ nhận vai trò thiêng liêng của Thiên Hoàng.
- Khuyến khích phát triển văn hóa và truyền bá tư tưởng hòa bình.
- Quy định hệ thống giáo dục 6-3-3-4.
Chế độ giáo dục bắt buộc là 9 năm.
II. NHẬT BẢN (1952 - 1973)
1. KINH TẾ
1952 - 1960 |
Kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh. |
1960 - 1973 |
Kinh tế bước vào giai đoạn phát triển thần kỳ.
|
Đầu những năm 70 |
Coi trọng việc phát triển giáo dục và khoa học-kĩ thuật. Mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ. Tính đến năm 1968, NB đã chi ra 6 tỉ USD để mua bằng phát minh của nước ngoài.
|
Giữa thập kỉ 70 |
Chi phí nghiê cứu phát triển của NB trong tỉ lệ GDP đứng thứ 2 trên thế giới. KH-KT-CN chủ yếu tập trung vào sản xuất phục vụ nhu cầu dân dụng.
|
2. KHOA HỌC - KĨ THUẬT
Nhật Bản rất coi trọng về giáo dục và Khoa học - Kĩ thuật.
Đầu tư thích đáng cho những nghiên cứu khoa học trong nước và mua những phát minh sáng chế từ bên ngoài.
Chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp dân dụng.
NGUYÊN NHÂN | Ở Nhật, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu. |
Vai trò lãnh đạo quản lí của nhà nước. | |
Chế độ làm việc suốt đời và hưởng lương theo thâm niên. | |
Ứng dụng thành công KHKT vào sản xuất. | |
Chi phí cho quốc phòng thấp. | |
Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển. |
HẠN CHẾ |
Cơ cấu kinh tế mất cân đối giữa các vùng và giữa công nghiệp với nông nghiệp. |
Khó khăn về nguyên liệu phải nhập khẩu. | |
Chịu sự cạnh tranh quyết liệt giữa Mỹ và Tây Âu, các nước công nghiệp mới, Trung Quốc,... |
|
Không thể giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản nằm ngay trong bản thân nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
|
3. ĐỐI NGOẠI
Về cơ bản: Liên minh chặt chẽ với Mỹ.
1956, bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên Hợp Quốc.
III. NHẬT BẢN (1973 - 1991)
1. KINH TẾ
Do tác động của khủng hoảng dầu mỏ 1973, kinh tế Nhật Bản phát triển xen kẽ với các giai đoạn khủng hoảng suy thoái ngắn.
Những năm 80 vươn lên trở thành siêu cường tài chính thế giới (chủ nợ lớn nhất).
2. ĐỐI NGOẠI
Những năm 70, Nhật Bản đưa ra chính sách đối ngoại mới: tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, xã hội với các nước Nam Á và ASEAN.
2/9/1973, Nhật thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
IV. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
1. KINH TẾ
Suy thoái triền miên trong hơn 1 thập kỉ.
TUY NHIÊN, Nhật Bản vẫn là 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới, đứng thứ 2 sau Mỹ.
2. KHOA HỌC - KĨ THUẬT
Tiếp tục phát triển ở trình độ cao.
3. ĐỐI NGOẠI
Tái khẳng định việc kéo dài Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật.
Coi trọng quan hệ đối với phương Tây và mở rộng quan hệ đối tác trên phạm vi toàn cầu.
Với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, quan hệ với các nước NIC và ASEAN tiếp tục gia tăng với tốc độ ngày càng mạnh.
4. VĂN HÓA
Lưu giữ được những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa.
Kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.