- TIẾNG VIỆT
- TIẾNG ANH
- TOÁN PHỔ THÔNG
- TOÁN LOGIC
- TOÁN SỐ LIỆU
- VẬT LÝ
- HÓA HỌC
- SINH HỌC
- ĐỊA LÍ
- LỊCH SỬ
- PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
- CHƯƠNG I. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1949)
- CHƯƠNG II. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991). LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)
- CHƯƠNG III. CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LATINH (1945 – 2000)
- CHƯƠNG IV. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 – 2000)
- CHƯƠNG V. QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 – 2000)
- CHƯƠNG VI. CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
- PHẦN 2. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
- TỔNG HỢP CÁC CÂU ÔN TRẮC NGHIỆM DỰA TRÊN TỪ KHÓA
- PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
Bài 7. Tây Âu
I. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TÂY ÂU 1945 - 2000
1. KINH TẾ
1945 - 1950 |
Bị chiến tranh tàn phá (ở Pháp công nghiệp bị tàn phá 38%). Dựa vào viện trợ của Mỹ qua kế hoạch Macsan (1947). 1950, kinh tế được phục hồi. |
1950 - 1973 |
Kinh tế phát triển nhanh, nhiều nước vươn lên. Đức thứ 3, Anh thứ 4, Pháp thứ 5 trong thế giới tư bản. Đầu thập kỉ 70, Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn, khoa học kĩ thuật cao, hiện đại. |
1973 - 1991 |
Do tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973, Tây Âu lâm vào suy thoái. Gặp nhiều khó khăn: lạm phát, thất nghiệp, cạnh tranh quyết liệt với Mỹ, Nhật Bản. |
1991 - 2000 |
Kinh tế được phục hồi, phát triển trở lại. Giữa thập niên 90, tổng sản phẩm quốc dân chiếm ⅓ tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới. |
2. ĐỐI NGOẠI
1945 - 1950 |
Liên minh chặt chẽ với Mỹ. Tìm cách qua lại với các nước thuộc địa cũ. |
1950 - 1973 |
Một số nước liên minh chặt chẽ với Mỹ (Anh, Đức, Italia). Một số đã đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, dần khẳng định được ý thức độc lập, thoát khỏi sự lệ thuộc Mỹ (Pháp, Thụy Điển, Phần Lan,...) |
1973 - 1991 |
Tây Âu chứng kiến những sự kiện chính trị quan trọng: 11/1972, Đông Đức - Tây Đức kí Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa 2 nước Đức, tình hình châu Âu dịu đi. 3/10/1990, nước Đức thống nhất. 1975, các nước châu Âu ký Hiệp ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu. |
1991 - 2000 |
Có thay đổi tích cực trừ Anh vẫn liên minh chặt chẽ với Mỹ. Một số nước Châu Âu đã trở thành đối trọng với Mỹ. Quan hệ với các nước thuộc địa cũ được cải thiện. |
II. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN
18/4/1951 |
Sáu nước kí Hiệp ước Paris thành lập Cộng đồng than thép Châu Âu (ECFC). |
25/3/1957 |
Khối thị trường chung Châu Âu (EEC) được thành lập bao gồm 6 nước: (Pháp, Tây Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Lucxambua) Năm 1967 hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu. |
1973 |
Kết nạp thêm Anh, Đan Mạch, Iceland. |
1981 |
Kết nạp thêm Hy Lạp (10 nước). |
1986 |
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha gia nhập (12 nước thành viên). |
7/12/1991 |
Các nước EEC kí Hiệp ước Maxtrich (Hà Lan) khẳng định tiến trình hình thành một liên minh Châu Âu mới vào năm 2000 với đồng tiền chung, ngân hàng chung. |
1/1/1993 |
EEC đổi thanh liên minh châu Âu (EU), mở rộng liên kết không chỉ về kinh tế, tiền tệ mà cả trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung. |
1994 |
Kết nạp thêm Áo, Thụy Điển và Phần Lan (15 thành viên). |
1995 |
Hủy bỏ sự kiểm soát đi lại của các công dân. |
1/1/1999 |
Phát hành đồng tiền chung châu Âu (EURO), và tới ngày 1/1/2002, chính thức được lưu hành ở nhiều nước EU. |
5/2004 |
kết nạp thêm 10 nước Đông Âu (25 nước). |
1/2007 |
Thêm Bungari và Rumani (27 nước). |
2. QUAN HỆ VIỆT NAM - TÂY ÂU
10/1990, EU và Việt Nam đặt quan hệ chính thức.
Mĩ Latinh - EU trở thành tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm khoảng ¼ GDP của thế giới.
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC EU
EU gồm 5 cơ quan chính | Hội đồng châu Âu. |
Hội đồng bộ trưởng. | |
Quốc hội châu Âu. | |
Ủy ban châu Âu. | |
Tòa án châu Âu và 1 số ủy ban chuyên môn khác. |