Bài 41. DIỄN THẾ SINH THÁI
I. KHÁI NIỆM
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
II. CÁC LOẠI DIỄN THẾ SINH THÁI
KIỂU DIỄN THẾ |
CÁC GIAI ĐOẠN DIỄN THẾ |
NGUYÊN NHÂN |
||
GĐ khởi đầu |
GĐ giữa |
GĐ cuối |
||
Diễn thế nguyên sinh |
Chưa có SV (MT trống trơn) Xuất hiện quần xã đầu tiên (Quần xã tiên phong). |
Các quần xã trung gian. |
Quần xã tương đối ổn định. |
Tác động của ngoại cảnh Tác động trong nội bộ quần xã: nhóm loài ưu thế quan trọng nhất, nhưng cũng “tự đào huyệt chôn mình”. |
VD Bãi đất hoang → Trảng cỏ → Cây bụi, cây gỗ nhỏ → Rừng cây gỗ lớn |
||||
Diễn thế thứ sinh |
Quần xã sinh vật phát triển. |
Các quần xã trung gian. |
Quần xã suy thoái. HOẶC Quần xã tương đối ổn định. |
Giống diễn thế nguyên sinh. Tác động chủ yếu do con người. |
VD Rừng lim nguyên sinh → Rừng thưa, cây gỗ nhỏ → Cây gỗ nhỏ, cây bụi → Cây bụi và cây cỏ → Trảng cỏ |
III. TẦM QUAN TRỌNG NGHIÊN CỨU DIỄN THẾ SINH THÁI
Hiểu quy luật phát triển quần xã sinh vật
=> bảo vệ, khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường.