Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)

I. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ Ở MIỀN NAM (1965 - 1968)

1. CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA MỸ Ở MIỀN NAM

  • Hoàn cảnh: do sự thất bại của “Chiến tranh đặc biệt”, từ giữa năm 1965, chính quyền Giôn Xơn đã chuyển sang thực hiện “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
  • Âm mưu: Chiến tranh cục bộ là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng lực lượng quân Mỹ là chủ yếu cùng với quân đồng minh và quân đội tay sai.
  • Thủ đoạn và biện pháp tiến hành:
    • Tăng cường đổ quân viễn chinh Mỹ và đồng minh vào miền Nam, dựa vào ưu thế lực lượng và vũ khí hiện đại thực hiện.
    • Chiến thuật hai gọng kìm “Tìm diệt” và “Bình định” vào căn cứ kháng chiến của ta ở Vạn Tường (Quảng Ngãi). Thực hiện 2 cuộc phản công mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967, bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt”, “bình định” vào “vùng đất thánh Việt cộng”.

2. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA MỸ

Với ý chí “Quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”, quân dân miền Nam đã chiến đấu anh dũng và giành những thắng lợi trên các mặt trận 

TRÊN MẶT TRẬN QUÂN SỰ
  • 18/8/1965, thắng lợi Vạn Tường (Quảng Ngãi), ta loại khỏi vòng chiến 900 tên địch. Vạn Tường được coi là Ấp Bắc đối với quân Mỹ, mở ra cao trào “Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.
  • Bước vào mùa khô 1965 - 1966, với 72 vạn quân, địch mở đợt phản công với 450 cuộc hành quân trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn đánh vào hai hướng chính là tiểu khu V và Đông Nam Bộ. Quân và dân ta đánh bại các cuộc hành quân của địch.
  • Mùa khô 1966 - 1967, với 895 cuộc hành quân, trong đó có 3 cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”, lớn nhất là cuộc hành quân Gianxonxity đánh vào căn cứ Dương Minh Châu. Quân và dân ta đánh bại các cuộc hành quân của địch. Đây là những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược ► Làm tương quan lượng thay đổi có lợi cho ta.
TRÊN CÁC MẶT TRẬN CHỐNG "BÌNH ĐỊNH"

Ở các vùng nông thôn được sự phối hợp hỗ trợ của lực lượng vũ trang, nhân dân đã nổi dậy phá vỡ từng mảng “Ấp chiến lược”, phá ách kìm kẹp của địch.

TRÊN MẶT TRẬN CHÍNH TRỊ

Trong các thành thị diễn ra cuộc đấu tranh sôi nổi của các tầng lớp nhân dân đòi Mỹ cút về nước, đòi tự do dân chủ ► Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao.

 

Ý nghĩa của cuộc tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968: làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mỹ, buộc Mỹ phải tuyên bố “Phi Mỹ hóa chiến tranh”, Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc và chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Paris.

II. MIỀN BẮC VỪA SẢN XUẤT VỪA CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA MỸ (1965 - 1968)

1. MỸ TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH BẰNG KHÔNG QUÂN, HẢI QUÂN PHÁ HOẠI MIỀN BẮC

Âm mưu

  • Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
  • Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
  • Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mỹ của nhân dân ta.

 

Thủ đoạn:

  • 5/8/1964, sau khi dựng lên sự kiện “vịnh Bắc Bộ”, Mỹ đã cho máy bay ném bom phá hoại một số nơi ở miền Bắc: sông Gianh, Lạch Tường, Hòn Gai,...
  • 7/2/1965, “lấy cớ trả đũa” Mỹ cho ném bom bắn phá thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ, chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại lần 1 ở miền Bắc bằng không quân, hải quân.

2. MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI VỪA SẢN XUẤT VÀ LÀM NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HẬU PHƯƠNG

  • Miền Bắc làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn với miền Nam 1 cách xuất sắc với tinh thần “mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
  • Trong 4 năm (1965 - 1968), miền Bắc chi viện sức người, sức của (đưa hơn 30 vạn cán bộ, hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược thuốc men, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực thực phẩm,... gấp 10 lần so với trước), sự chi viện đó đã góp phần quyết định cùng miền Nam đánh bại “chiến tranh cục bộ” của Mỹ.

III. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH” VÀ “ĐÔNG DƯƠNG HÓA CHIẾN TRANH” CỦA MỸ (1969 - 1973)

1. CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH” VÀ “ĐÔNG DƯƠNG HÓA CHIẾN TRANH” CỦA MỸ

Hoàn cảnh: sau thất bại của Chiến tranh cục bộ, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đồng thời mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện “Đông Dương hóa chiến tranh”.

 

Âm mưu và thủ đoạn:

  • Việt Nam hóa chiến tranh: là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ ở miền Nam được tiến hành do quân đội tay sai là chủ yếu với sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần do cố vấn Mỹ chỉ huy. Thực chất đây là sự tiếp tục của âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt” để giảm xương máu của người Mỹ trên chiến trường.
  • Quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng xung kích để mở rộng sang Campuchia (1970), Lào (1971), thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
  • Mỹ còn dùng thủ đoạn xảo quyệt như thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô, nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân ta.

2. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH” VÀ “ĐÔNG DƯƠNG HÓA CHIẾN TRANH”

TRÊN MẶT TRẬN CHÍNH TRỊ
  • Quân và dân miền Nam vừa đánh địch trên chiến trường vừa đấu tranh trên bàn đàm phán.
  • 6/6/1969, Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam được thành lập, được 23 nước công nhận, 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.
  • 24 và 25/4/1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp, hội nghị biểu thị tinh thần quyết tâm đoàn kết chống Mỹ của nhân dân Đông Dương.
  • Phong trào của các tầng lớp nhân dân diễn ra sôi nổi ở các đô thị Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng đặc biệt là học sinh, sinh viên với các phong trào “xuống đường”, “Nói với đồng bào”, “Nghe đồng bào tôi nói, nói cho đồng bào tôi nghe”.
  • Phong trào của nhân dân nông thôn và ven đô thị đấu tranh chống “Bình định”, “phá ấp chiến lược” ► Đầu 1971, cách mạng làm chủ thêm 3600 ấp với hơn 3 triệu dân.
TRÊN MẶT TRẬN QUÂN SỰ
  • Những thắng lợi của sự phối hợp chiến đấu của quân dân các nước Đông Dương.
  • Từ 30/4 - 30/6/1970, quân đội Việt Nam phối hợp với quân đội Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mỹ - Ngụy.
  • Từ ngày 12/2 - 23/3/1971, quân Việt Nam và quân dân Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” đường 9 - Nam Lào của 4,5 vạn quân Mỹ - Ngụy.