- TIẾNG VIỆT
- TIẾNG ANH
- TOÁN PHỔ THÔNG
- TOÁN LOGIC
- TOÁN SỐ LIỆU
- VẬT LÝ
- HÓA HỌC
- SINH HỌC
- ĐỊA LÍ
- LỊCH SỬ
- PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
- PHẦN 2. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
- TỔNG HỢP CÁC CÂU ÔN TRẮC NGHIỆM DỰA TRÊN TỪ KHÓA
Bài 14. Phong trào cách mạng 1930 – 1935
I. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 1929 - 1933
1. TÌNH HÌNH KINH TẾ
Từ 1930 kinh tế suy thoái, bắt đầu từ nông nghiệp.
Nông nghiệp: sản lượng lúa gạo sụt giảm, ruộng đất bị bỏ hoang.
Công nghiệp: suy giảm các ngành.
Thương nghiệp: xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
2. TÌNH HÌNH XÃ HỘI
Các tầng lớp nhân dân lao động tình trạng đói khổ trầm trọng thêm.
Công nhân một số bị sa thải, số còn lại có việc làm thì lương thấp-> cuộc sống khó khăn.
Nông dân bị bần cùng hóa do sưu thuế cao, giá nông phẩm hạ, vay nợ các địa chủ,...
Các thợ thủ công bị phá sản, nhà buôn đóng cửa, viên chức bị sa thải, tư sản dân tộc khó khăn trong kinh doanh.
► Làm cho mâu thuẫn xã hội càng thêm sâu sắc, cụ thể là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động; mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến=> cao trào cách mạng 1930 - 1931.
II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1931 VÀ XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH
1. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1931
BỐI CẢNH |
|
MỤC TIÊU |
|
KHẨU HIỆU |
|
CUỘC ĐẤU TRANH TIÊU BIỂU |
|
KẾT QUẢ |
|
2. XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH
a. Chính quyền Xô Viết ra đời
- Tại Nghệ An từ sau 9/1930 (từ phong trào của nhân dân) ở Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên,...
- Tại Hà Tĩnh một số xã thuộc các huyện: Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê, Xô Viết ra đời cuối 1930 đầu 1931.
b. Hoạt động của Xô Viết Nghệ - Tĩnh
- Chính quyền Xô Viết đã thực hiện các chính sách tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Chính trị: quần chúng được tự do tham gia các hoạt động đoàn thể cách mạng, tự do hội họp, thành lập đội tự vệ đỏ, tòa án nhân dân.
- Kinh tế: chia ruộng đất công, tiền, lúa công cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; đắp đê, tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức giúp đỡ nhau sản xuất.
- Văn hóa - xã hội: mở lớp dạy chữ quốc ngữ, bài trừ mê tín, các hủ tục và tệ nạn xã hội. Giữ vững trật tự an ninh, xây dựng tinh thần đoàn kết. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền như hội nghị, mít tinh, sách báo,...
► Xô Viết Nghệ - Tĩnh là hình thức chính quyền mới lần đầu tiên xuất hiện ở Nghệ Tĩnh - chính quyền của dân, do dân, vì dân.
- Ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô Viết Nghệ - Tĩnh
- Khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
- Hình thành khối liên minh công - nông.
- Là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng ► chuẩn bị cho Cách mạng tháng 8.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông, mặt trận thống nhất, tổ chức lãnh đạo quần chúng nhân dân.
3. HỘI NGHỊ LẦN THỨ NHẤT BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG LÂM THỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất diễn ra ở Hương Cảng (Trung Quốc).
- Nội dung:
- Đổi tên Đảng: Đảng cộng sản Đông Dương.
- Bầu BCH Trung ương chính thức: Đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư.
- Thông qua “Luận cương chính trị” do Trần Phú soạn thảo.
- Nội dung luận cương:
-
- Xác định đường lối cách mạng VN trải qua 2 giai đoạn: lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó phát triển, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa.
- Nhiệm vụ: đánh đổ phong kiến, đế quốc.
- Động lực của cách mạng là giai cấp vô sản và nông dân.
- Lãnh đạo: giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng cộng sản.
- Vị trí của cách mạng: cách mạng VN là bộ phận khắn khít của cách mạng thế giới.
- Đề ra hình thức và biện pháp cách mạng: kết hợp đấu tranh chính trị và bạo động vũ trang. Nhấn mạnh “Bạo động phải nổ ra khi có tình thế cách mạng trực tiếp, đúng nguyên tắc và đúng thời cơ”.
Hạn chế: chưa làm rõ tính chất, đặc điểm cách mạng ở một nước thuộc địa (yếu tố dân tộc phải đứng hàng đầu, là cơ bản quyết định). Chưa thấy được đặc điểm và khả năng cách mạng của các tầng lớp: tiểu tư sản, tư sản dân tộc (chưa nhận thức được tầm quan trọng của liên minh dân tộc rộng rãi trong đấu tranh chống đế quốc và tay sai).
SO SÁNH CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ VÀ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ | CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ | LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ |
CHIẾN LƯỢC, SÁCH LƯỢC CÁCH MẠNG | Tiến hành "Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". | Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa. |
NHIỆM VỤ | Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng. | Đánh phong kiến và đánh đế quốc là hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít. |
LỰC LƯỢNG | Công nhân, nông dân, tiểu tư sản và trí thức. Còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập. | Giai cấp công nhân và nông dân. |
LÃNH ĐẠO | Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô sản giữ vao trò lãnh đạo. | Giai cấp vô sản với đội quân tiên phong là Đảng Cộng sản. |
QUAN HỆ VỚI CÁCH MẠNG THẾ GIỚI | Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. | Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới. |