Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

I. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BA TỔ CHỨC CÁCH MẠNG

1. HỘI VIỆT NAM CÁCH MẠNG THANH NIÊN

THÀNH LẬP

11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (TQ) liên lạc với những người Việt Nam yêu nước với tổ chức Tâm Tâm xã.

6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên với nhóm hạt nhân nòng cốt là “cộng sản đoàn”

=> Đây là tổ chức tiền thân của ĐCSVN.

TỔ CHƯC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

Mở lớp đào tạo cán bộ nòng cốt

=> Đưa về nước hoạt động.

Tuyên truyền: tổ chức quần chúng theo con đường cách mạng

(qua báo “Thanh niên”, sách “Đường kách mệnh”)

Xây dựng, phát triển tổ chức cơ sở trong và ngoài nước (Việt kiều Xiêm)

=> Đến năm 1929 cả nước đều có cơ sở của hội.

Chủ trương “vô sản hóa” cuối năm 1928

=> Đưa cán bộ vào hầm mỏ, nhà máy,... tuyên truyền, vận động cách mạng trong nhân dân.

TÁC ĐỘNG - Ý NGHĨA

CỦA HỘI VN CÁCH MẠNG THANH NIÊN

Thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân

(sự chuyển biến về chất từ tự phát đến tự giác).

Thu hút các lực lượng yêu nước theo hướng vô sản.

Là bước chuẩn bị quan trọng về tổ chức cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

2. VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG

SỰ THÀNH LẬP

25/12/1927, từ cơ sở hạt nhân “Nam đồng thư xã” (Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính,...)

XU HƯỚNG CÁCH MẠNG

Là 1 chính đảng theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản, đại biểu cho tư sản dân tộc.

TỔ CHỨC

Lỏng lẻo, ít chú ý đến xây dựng và phát triển cơ sở ở Trung Kì

=> Hoạt động hẹp, chủ yếu ở Bắc Kì.

Khi mới thành lập, mục đích chưa rõ ràng

=> Đến năm 1929 mới đưa ra mục tiêu đánh đuổi Pháp, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền.

Với chủ trương “cách mạng bằng sắt và máu”

=> thể hiện xu hướng bạo động, khủng bố cá nhân.

HOẠT ĐỘNG

2/1929, ám sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội

=> Pháp khủng bố dã man.

9/2/1930, khởi nghĩa ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình (ở Hà Nội có ném bom phối hợp) nhưng thất bại, thực dân Pháp đàn áp dã man. Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị xử chém.

Ý NGHĨA

Cổ vũ lòng yêu nước, căm thù giặc của nhân dân. Tiếp nối truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc.

Chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp tư sản và xu hướng cách mạng tư sản ở Việt Nam.

II. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THÀNH LẬP

1. SỰ XUẤT HIỆN CỦA BA TỔ CHỨC CỘNG SẢN NĂM 1929

HOÀN CẢNH

1929, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta (đặc biệt là phong trào công nhân) phát triển mạnh mẽ.

3/1929, một số hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lập chi bộ cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D Hàm Long, Hà Nội.

5/1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đoàn đại biểu Bắc Kì đề nghị thành lập Đảng cộng sản nhưng không được chấp nhận.

SỰ THÀNH LẬP BA TỔ CHỨC CỘNG SẢN

17/6/1929: Đông Dương cộng sản Đảng.

8/1929: An Nam cộng sản Đảng.

9/1929: Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản phản ánh xu thế khách quan của cách mạng Việt Nam.

TUY NHIÊN 3 tổ chức này hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau.

Gây trở ngại cho phong trào cách mạng và có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn.

YÊU CẦU cần phải có 1 đảng thống nhất cả nước.

2. HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HOÀN CẢNH

Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản phản ánh xu thế khách quan của cách mạng Việt Nam.

TUY NHIÊN 3 tổ chức này hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau.

Gây trở ngại cho phong trào cách mạng và có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn.

Yêu cầu cần phải có 1 đảng thống nhất cả nước.

THỜI GIAN

6/1/1930, hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.

Thành phần tham dự: 2 đại diện của Đông Dương cộng sản Đảng và 2 đại diện của An Nam cộng sản Đảng.

NỘI DUNG

Nguyễn Ái Quốc bằng lí lẽ và uy tín của mình đã phân tích, phê phán những quan điểm sai của 3 tổ chức hoạt động riêng rẽ. Nhanh chóng thuyết phục các thành viên về hợp nhất các tổ chức cộng sản.

Định tên Đảng: Đảng cộng sản Việt Nam.

Thông qua Chính cương vắn tắtsách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

Bầu ban chỉ huy trung ương lâm thời.

 

 

NỘI DUNG CƯƠNG LĨNH

Đường lối - Chiến lược

Cách mạng

Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa, tiến lên chủ nghĩa cộng sản.

Nhiệm vụ cách mạng

Chính trị: đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng, giành độc lập dân tộc.

Kinh tế: tịch thu sản nghiệp của Pháp (các nhà máy, xí nghiệp,...) và giành lại ruộng đất cho dân cày.

Xã hội: tự do tổ chức nam nữ bình quyền.

Lực lượng cách mạng: toàn bộ công dân Việt Nam (nhưng lực lượng công - nông là nòng cốt).

Quan hệ: Cách mạng Việt Nam là bộ phận của Cách mạng vô sản thế giới.

Lãnh đạo: Đảng cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp vô sản.

► Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản mang tầm vóc của 1 đại hội thành lập Đảng.