Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 - 1925)

I. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

1. HOÀN CẢNH THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH

- Trật tự thế giới mới: Vecxai - Oasinhton.

- Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.

- Các nước tư bản châu Âu bị kiệt quệ do chiến tranh.

- Quốc tế cộng sản được thành lập (tháng 3 - 1919).

Tác động mạnh mẽ đến VN.

2. CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP

Về Kinh tế: Sau chiến tranh, dù Pháp là nước thắng trận nhưng cũng chịu tổn thất nặng nề (1,4 triệu người chết, 200 tỉ Phrăng).

► Pháp vừa tìm cách thúc đẩy sản xuất trong nước, vừa tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp thiệt hại do chiến tranh.

 

Pháp tập trung đầu tư vốn nhằm đẩy nhanh tốc độ và quy mô khai thác các ngành kinh tế VN (4 tỉ Phrang 6 năm từ 1924 - 1929), trong đó chủ yếu là:

NÔNG NGHIỆP

Đồn điền cao su, nhiều công ty cao su ra đời.

CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC MỎ

Chú trọng khai thác mỏ than đá.

Mở mang một số ngành công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến (dệt, muối, xay xát,...).

THƯƠNG NGHIỆP

Nội, ngoại thương phát triển.

GIAO THÔNG VẬN TẢI

Được mở rộng (các tuyến đường bộ, sắt, thủy).

Các đô thị được mở rộng.

TÀI CHÍNH

Ngân hàng Đông Dương của tư bản tài chính Pháp nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương.

Thu thuế nặng đối với nhân dân ta.

 

Tác động của cuộc khai thác làm chuyển biến về kinh tế:

Kinh tế tư bản Pháp có thay đổi cả về kĩ thuật và nhân lực song còn rất hạn chế, cơ cấu kinh tế VN vẫn mất cân đối.

Kinh tế VN có bước phát triển mới nhưng sự chuyển biến có tính chất cục bộ, phổ biến vẫn lạc hậu, vẫn cột chặt vào kinh tế Pháp, Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của Pháp.

3. CHÍNH SÁCH VỀ CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, GIÁO DỤC

Chính trị: duy trì và tăng cường chính sách cai trị thực dân cũ, thi hành một số cách hành chính (cho người Việt vào các công sở).

Về quân sự: cảnh sát, mật thám, nhà tù được tăng cường.

Văn hóa, giáo dục: hệ thống giáo dục Pháp - Việt được mở rộng ở các cấp

► Lừa bịp, mị dân và phục vụ cho chính sách khai thác, bóc lột của Pháp.

4. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ GIAI CẤP

GIAI CẤP ĐỊA CHỦ

Giàu, nhiều ruộng đất, lệ thuộc Pháp (địa chủ vừa và nhỏ cũng tham gia chống Pháp).

NÔNG DÂN

Chiếm trên 90% dân số, chịu 2 tầng áp bức bóc lột, bần cùng hóa với đế quốc và phong kiến.

► Là động lực của cách mạng.

TIỂU TƯ SẢN

Có khuynh hướng dân tộc dân chủ thái độ chính trị là giao động.

GIAI CẤP CÔNG NHÂN

Ngày càng phát triển. Đến năm 1929 có 22 vạn bị thực dân phong kiến bóc lột, gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước, sớm chịu ảnh hưởng bởi những trào lưu cách mạng vô sản…

► Nhanh chóng trở thành giai cấp lãnh đạo.

 

II. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM (1919 - 1925)

1. HOẠT ĐỘNG CỦA TƯ SẢN, TIỂU TƯ SẢN VÀ CÔNG NHÂN VIỆT

TƯ SẢN DÂN TỘC

Đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ, chống chế độ độc quyền của tư bản Pháp

(chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa, chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và xuất khẩu cảng lúa gạo ở Nam Kỳ, lập Đảng lập hiến, các nhân vật tiêu biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long).

HOẠT ĐỘNG CỦA

TIỂU TƯ SẢN TRI THỨC

Rất sôi nổi.

Những phong trào đòi tự do, dân chủ (học sinh, sinh viên, viên chức, nhà giáo,...).

Họ biết tập hợp nhau trong các tổ chức chính trị tiến bộ: Việt Nam nghĩa hòa đoàn, Đảng phục Việt, Hưng Nam,... “thanh niên cao vọng Đảng”.

Lập ra một số nhà xuất bản tiến bộ, xuất bản sách báo có nội dung tiến bộ: An Nam người trẻ, Người nhà quê,...

Tuyên truyền tư tưởng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam.

Phát động 1 số phong trào dân tộc dân chủ quy mô lớn như phong trào đòi thả Phan Bội Châu, lễ truy điệu Phan Châu Trinh,...

2. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN

Còn lẻ tẻ và mang tính tự phát.

Hình thức đấu tranh chủ yếu là bãi công, đòi các quyền lợi về kinh tế như tăng lương, giảm giờ làm,...

Bước đầu đã đi vào tổ chức như lập “công hội” năm 1920 do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

Cuộc đấu tranh, bãi công của thợ máy Ba Son (8-1925) không sửa chữa tàu Misole của Pháp.

Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân VN.

III. HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC 1919 - 1925

THỜI GIAN

NỘI DUNG

5/6/1911

Bác rời bến cảng Nhà Rồng, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.

Cuối năm 1917

Trở lại Pháp

1919

Tham gia Đảng xã hội Pháp

18/6/1919

Gửi bản “yêu sách của nhân dân An Nam” đến hội nghị Vecxai

7/1920

Đọc bản Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin

12/1920

Tham dự Đại hội Tua, tán thành quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp

1921

Cùng một số người yêu nước Châu Phi lập “Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa”.

Trong thời gian này người làm chủ bút báo Người cùng khổ, viết bài cho các báo: Nhân đạo, Đời sống nhân dân. Viết sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”

6/1923

Đến Liên Xô dự Hội nghị quốc tế nông dân (10/1923)

1924

Dự Đại hội quốc tế Cộng sản V

11/11/1924

Về Quảng Châu - Trung Quốc trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng.