3. PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ CỘT

I. CÁCH ĐỌC BIỂU ĐỒ CỘT

Nhìn theo một trục (ngang hoặc đứng) để đọc danh sách các đối tượng thống kê.

Nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó.

Lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc các số liệu.

Có 2 kiểu biểu đồ cột:

  • Cột thanh đứng
  • Cột thanh ngang

II. BIỂU ĐỒ CỘT KÉP

Biểu đồ cột kép được tạo thành khi ghép hai biểu đồ cột với nhau.

Cách đọc:

+ Nhìn theo một trục ( ngang hoặc đứng ) để đọc danh sách các đối tượng thống kê.
+ Nhìn theo trục còn lại để đọc cặp số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó.
+ Lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc các số liệu.

Biểu đồ cột kép dùng để so sánh từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại.

+ So sánh hai cột khác màu trong cùng một nhóm.
+ So sánh các cột cùng màu với nhau.

VD.

Cho biểu đồ cột biểu diễn điểm kiểm tra các môn của Mai và Tiến lớp 6A

Dựa vào biểu đồ, so sánh tổng điểm của Tiến và Mai.

III. TÍNH TOÁN VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

1. PHƯƠNG PHÁP

B1. Xác định đối tượng cần so sánh.

B2. Quan sát chiều cao của các cột cần so sánh hoặc sử dụng công thức tính tỷ lệ, giá trị trung bình rồi so sánh các mẫu số liệu với nhau.

2. CÔNG THỨC

Tỷ lệ = Số liệu / Tổng số
Tỷ lệ phần trăm = ( Số liệu / Tổng số ) . 100
Giá trị trung bình

 

VD.

Khi một công ty dược phẩm muốn giới thiệu một loại thuốc mới, nó phải được kiểm tra nghiêm ngặt. Giai đoạn cuối cùng của cuộc thử nghiệm này là thử nghiệm lâm sàng trên con người, trong đó số người tình nguyện viên được dùng thuốc tăng dần sẽ được theo dõi cẩn thận. Một khía cạnh của việc giám sát này là theo dõi tần suất và mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ gây đau đầu của một loại thuốc nhất định. Theo hướng dẫn thử nghiệm, tất cả các cơn đau đầu vừa và đau dữ dội đều được coi là phản ứng bất lợi, số liệu thống kê tần suất và mức độ của 900 tình nguyện viên được cho dưới dạng biểu đồ sau:

a. Số  người thường xuyên đau vừa chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số người tham gia tình nguyện?
b. Số người đau dữ dội là bao nhiêu?