- TIẾNG VIỆT
- TIẾNG ANH
- TOÁN PHỔ THÔNG
- TOÁN LOGIC
- TOÁN SỐ LIỆU
- VẬT LÝ
- HÓA HỌC
- SINH HỌC
- ĐỊA LÍ
- LỊCH SỬ
DẠNG 4. CÁC LOẠI DAO ĐỘNG - BÀI TOÁN MA SÁT
I. CÁC LOẠI DAO ĐỘNG
1. DAO ĐỘNG TUẦN HOÀN
Là dao động mà sau những khoảng thời gian bằng nhau (bằng T) thì vật trở về vị trí cũ theo hướng cũ.
Dao động tuần hoàn bao gồm: dao động điều hòa, dao động duy trì, dao động cưỡng bức.
2. DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
Là dao động mà li độ là hàm cos hoặc sin theo thời gian.
3. DAO ĐỘNG TẮT DẦN
Khối lượng CÀNG LỚN thì dao động CÀNG LÂU.
Trong dao động tắt dần:
- Năng lượng (Cơ năng), biên độ, vận tốc cực đại, gia tốc cực đại: Giảm dần theo thời gian.
- Li độ, vận tốc, gia tốc, động năng, thế năng: KHÔNG KẾT LUẬN ĐƯỢC.
ỨNG DỤNG: Các thiết bị đóng cửa tự động, giảm xóc ô tô.
4. DAO ĐỘNG DUY TRÌ
- Dao động duy trì có biên độ không đổi.
- Dao động duy trì có chu kì và tần số là chu kì và tần số RIÊNG CỦA HỆ.
- Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì.
5. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC - HIỆN TƯỢNG CỘNG HƯỞNG
Lực cưỡng bức: Fc = F0.cos(ωcbt + φ)
Có chu kì và tần số là chu kì và tần số riêng của lực cưỡng bức KHÔNG phải chu kì và tần số riêng của hệ.
* Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào:
-
- Biên độ ngoại lực F0.
- Ma sát môi trường (ma sát lớn thì biên độ nhỏ).
- Độ chênh lệch giữa tần số lực cưỡng bức và tần số riêng của hệ: Δf = |fcb – friêng| TỈ LỆ NGHỊCH với A.
Hiện tượng cộng hưởng: Khi tần số của lực cưỡng bức BẰNG tần số riêng của hệ thì biên độ dao động tăng lên cực đại, đó là hiện tượng cộng hưởng.