Bài 43. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI

I. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT

1. CHUỖI THỨC ĂN

Gồm nhiều loài có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau.

Mỗi loài là 1 mắt xích, loài này ăn loài khác phía trước, lại là thức ăn của loài tiếp theo phía sau.

Trong hệ sinh thái có 2 loại chuỗi thức ăn:

Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng.

VD. Cỏ → Châu chấu → Ếch → Rắn.

Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.

VD. Giun (ăn mùn) → Tôm → Người.

Chuỗi thức ăn của sinh vật trên cạn thường có ít mắt xích hơn sinh vật dưới nước do tiêu hao năng lượng qua các bậc dinh dưỡng là rất lớn. 

2. LƯỚI THỨC ĂN

Gồm nhiều chuỗi thức ăn có những mắt xích chung.

Quần xã càng đa dạng, lưới thức ăn càng phức tạp.

VD. 1 lưới thức ăn trên cạn.

LƯỚI THỨC ĂN TRÊN CẠN

3. BẬC DINH DƯỠNG

Chỉ ra các loài có cùng mức dinh dưỡng trong lưới thức ăn.

Phân loại:

Bậc dinh dưỡng cấp 1: Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.

Bậc dinh dưỡng cấp 2: Sinh vật tiêu thụ bậc 1.

Bậc dinh dưỡng cấp 3: Sinh vật tiêu thụ bậc 2.

Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất: Bậc cuối cùng.

II. THÁP SINH THÁI

Gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau.

Các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, chiều dài biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng.

=> Cho biết mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.

Phân loại:

Tháp số lượng: Số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Tháp sinh khối: Khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng. 

Tháp năng lượng (Hoàn thiện nhất): Số năng lượng tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.