Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 2000) Liên Bang Nga (1991 – 2000)

I. LIÊN XÔ

1. CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ (1945 - 1950)

Là nước chiến thắng nhưng chịu tổn thất nặng nề nhất sau chiến tranh thế giới II:

Khoảng 27 triệu người chết.

1710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32 000 nhà máy bị tàn phá nặng nề. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Các nước phương Tây do Mĩ cầm đầu theo đuổi chính sách chống cộng, chiến tranh lạnh, bao vây kinh tế Liên Xô => Liên xô vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế, vừa phải chú ý đến nhiệm vụ củng cố quốc phòng và an ninh.

Với tinh thần vượt khó mọi gian khổ: Nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng.

 

Những thành tựu đạt được:

1947, công nghiệp đạt mức trước chiến tranh.

1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh, hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi hoặc xây dựng mới đi vào hoạt động.

Nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh, thu nhập quốc dân tăng 66%.

2. LIÊN XÔ TIẾP TỤC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1950 - nửa đầu những năm 70)

Liên Xô tiếp tục thực hiện nhiều kế hoạch DÀI HẠN 

Nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất của CNXHđạt được nhiều thành tựu to lớn:

VỀ CÔNG NGHIỆP

Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng THỨ HAI trên thế giới (sau Mỹ).

Một số ngành công nghiệp có sản lượng cao vào loại nhất thế giới như dầu mỏ, than, thép…

Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp hạt nhân. 

VỀ NÔNG NGHIỆP

Sản lượng trong những năm 60 tăng trung bình 16%/năm.

VỀ KHOA HỌC - KĨ THUẬT

1957, Liên Xô là NƯỚC ĐẦU TIÊN phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

1961, phóng con tàu vũ trụ Phương Đông đưa nhà du hành I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, MỞ ĐẦU kỉ nguyên chinh phục vũ trụ.

VỀ XÃ HỘI

Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số người lao động trong cả nước.

Trình độ học vấn không ngừng được nâng cao.

ĐỐI NGOẠI

Thực hiện chính sách hòa bình tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

* Ý NGHĨA:

Những thành tựu đạt được đã tăng cườngcủng cố sức mạnh cho nhà nước Xô Viết.

Nâng cao uy tín địa vị của Liên Xô trên đấu trường quốc tế.

Liên Xô trở thành nước XHCN lớn nhất và là chỗ dựa cho phong trào cách mạng.

3. QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA CÁC NƯỚC CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở CHÂU ÂU

a. Quan hệ văn hóa, khoa học kĩ thuật

8/1/1949, Hội đồng tương trợ kinh tế SEV thành lập với sự tham gia của Liên Xô và hầu hết các nước Đông Âu.

MỤC TIÊU

Tăng cường sự hợp tác kinh tế, văn hóa khoa học kĩ thuật giữa các nước CNXH.

VAI TRÒ

Thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật của các nước thành viên.

Không ngừng nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

HẠN CHẾ

Chưa coi trọng đầy đủ việc áp dụng các thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến của thế giới.

 

b. Quan hệ chính trị quân sự

14/5/1955, tổ chức Hiệp ước phòng thủ Vacsava được thành lập.

MỤC TIÊU

Thiết lập liên minh phòng thủ quân sựchính trị giữa các nước XHCN châu Âu.

VAI TRÒ

Gìn giữ hòa bình ở châu Âu và thế giới.

Tạo nên thế cân bằng về quân sự giữa XHCN & TBCN.

Ý NGHĨA

Quan hệ hợp tác toàn diện giữa các nước XHCN được củng cố và tăng cường sức mạnh của hệ thống XHCN thế giới.

Ngăn chặn, đẩy lùi âm mưu của CNTB.

II. LIÊN BANG NGA (1991 - 2000)

Là quốc gia KẾ TỤC của Liên Xô, trong thập niên 90, Liên Bang Nga có nhiều thay đổi:
KINH TẾ

Từ 1990 - 1995, kinh tế liên tục suy thoái.

Song từ 1996 đã phục hồi và tăng trưởng (1997 - 2000).

CHÍNH TRỊ

12/1993 hiến pháp ban hành quy định thể chế Tổng thống Liên Bang Nga.

ĐỐI NỘI

Phải đối mặt với nhiều thách thức lớn do sự tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc.

ĐỐI NGOẠI

Thực hiện đường lối thân phương Tây

Đồng thời phát triển các mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, ASEAN).

Từ năm 2000, Putin lên làm Tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan và triển vọng phát triển.

Chính trị ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao.

Nga vẫn gặp nhiều vấn đề khó khăn (khủng bố và các phần tử li khai).