LỜI NÓI ĐẦU

Theo khảo sát, đa số học sinh hiện nay khi bước vào giai đoạn ôn thi đại học (VD: Kỳ thi THPTQG và GĐGNL) đều đang cảm thấy mông lung, hoang mang vì không biết phải bắt đầu học từ đâu, không biết trọng tâm kiến thức thi ở phần nào và chưa hình dung được lượng kiến thức của mình đang ở mức nào.

Vậy nên, bằng những kinh nghiệm của những giáo viên kì cựu kết hợp với những khóa học sinh đi trước, kienthucthi.com đã tổng hợp và chọn lọc một cách kỹ lưỡng, chi tiết những kiến thức đắt giá của các môn học cần thiết phục vụ cho hai cuộc thi lớn là TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIAĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC.

Tại đây, những kiến thức sẽ được đúc kết một cách ngắn gọn, súc tích. Ngoài những kiến thức cơ bản, các bạn còn có thể học nhanh qua những câu trắc nghiệm dựa trên từ khóa và luyện tập thêm bài tập để củng cố kiến thức. Hãy cùng theo dõi fanpage của Kienthucthi.com để cùng ôn tập và học hỏi thêm những kiến thức mới hằng ngày nhé!

Để đạt được hiệu quả tối đa, chúng ta cần có những kĩ năng cũng như phương pháp học và sinh hoạt khoa học.

Nhờ đó mà não bộ phát huy hết công lực hỗ trợ chúng ta trong việc tiếp thu và giữ trạng thái tỉnh táo xuyên suốt quá trình Học - Thi.

Dưới đây là những "tuyệt chiêu" mà kienthucthi.com đã thử nghiệm thành công và muốn chia sẻ rộng rãi đến tất cả mọi người.

 

 

1. CÔNG THỨC TÍNH GIẤC NGỦ

Thực tế, một giấc ngủ ngon giúp đầu óc tỉnh táo không có nghĩa là bạn phải ngủ đủ 7 - 10 tiếng / ngày, mà quan trọng nhất là bạn phải thức dậy đúng thời điểm.

Mỗi giấc ngủ của chúng ta có tính chu kì.

Mỗi chu kì kéo dài 90 phút, lần lượt đi từ các giai đoạn:

Ru ngủ → Ngủ nông → Ngủ sâu → Ngủ rất sâu → Ngủ mơ

Sau khi đi hết một lượt 5 giai đoạn này, sẽ lặp lại từ đầu (Ru ngủ) và cứ thế lặp lại từ chu kì này sang chu kì khác.

Trong đó, trạng thái "Ngủ rất sâu"quan trọng nhất, nếu đột ngột bị đánh thức đầu óc sẽ không tỉnh táo. Vậy công thức tính thời điểm lí tưởng thức dậy là:

Thời điểm đi ngủ + (90p x n.chu kì ngủ) + 14p trằn trọc

(n lí tưởng: trong khoảng 3 - 6)

 

Vậy 1 giấc ngủ ngon lí tưởng mỗi đêm kéo dài: 4h44; 6h14; 7h44; 9h14.

 

 

2. LẬP DANH SÁCH NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN LÀM

Bước đầu tiên vẫn là đặt ra các mục tiêu cần đạt được trong 1 ngày.

Đừng quá tham lam mà đặt nhiều mục tiêu, vì chưa chắc rằng ngày mai bạn vẫn còn nhiệt huyết như lúc bạn ngồi viết ra những mục tiêu đó. Hơn thế nữa việc bạn không hoàn thành đủ hoặc trì hoãn càng kéo tinh thần của bạn xuống.

Vậy nên, số mục tiêu đặt ra lí tưởng trong ngày sẽ là 3 - 5 mục tiêu.

Bên cạnh đó, bạn cần có 1 cuốn sổ (riêng cho mỗi môn) để ghi chép lại tiến độ học tập cụ thể mỗi ngày. Và việc ôn tập lại những câu sai là cực kì quan trọng.

VD. (ngày/tháng/năm; nội dung bài học; nội dung câu làm sai kèm bài giải).

 

3. PHÂN BỔ THỜI GIAN

4h30 - 6h

Học Lý thuyết (học thuộc).
7h15 - 10h Hoc các môn Khoa học - Xã hội - Văn học - Ngôn ngữ.
14h - 16h30 Học các môn tự nhiên (Toán, Lí, Hóa, Sinh).
19h45 - 22h30 Học những môn tính toán.

 

* Phù hợp với giai đoạn tự ôn luyện của THÍ SINH TỰ DO.

 

 

4. MA TRẬN EISENHOWER - QUẢN LÍ THỜI GIAN HIỆU QUẢ

 SỬ DỤNG MA TRẬN EISENHOWER ĐỂ QUẢN LÍ THỜI GIAN HIỆU QUẢ

 

B1: Lập danh sách đẩy đủ các việc cần làm.

B2: Suy nghĩ & sắp xếp vào 4 nhóm:

  • Khẩn cấp - Quan trọng.
  • Quan trọng - ❌ khẩn cấp.
  • Khẩn cấp - ❌ quan trọng.
  • ❌ quan trọng - ❌ khẩn cấp.

 

B3: Làm việc theo thứ tự ưu tiên các nhóm sau:

Cấp độ 1

Việc khẩn cấp - Quan trọng

 

Cấp độ 2

Việc quan trọng - Không khẩn cấp

Cấp độ 3

Việc khẩn cấp - Không quan trọng

Cấp độ 4

Việc không quan trọng - Không khẩn cấp

 

 

 

 

 

5. PHƯƠNG PHÁP POMODORO - TỐI ĐA HÓA SỰ TẬP TRUNG

PHƯƠNG PHÁP POMODORO

Làm việc tập trung - Hiệu quả cao - Không mệt mỏi

 

Bước 1

Chọn công việc mình sẽ làm.

Bước 2

Đặt thời gian, thông thường là 25 phút.

Bước 3

Làm việc cho đến khi hết 25 phút.

Bước 4

Nghỉ giải lao 5 phút.

Bước 5

Sau 4 lần nghỉ giải lao trên thì nghỉ dài hơn với 10 phút.

(hoặc 15 – 30 phút tùy công việc và sức của mỗi người)

 

Các nguyên tắc trong phương pháp Pomodoro: